Uncategorized

Phớt lờ tất cả & Bơ đi mà Sống

Cái giá của việc làm Cừu là nhàm chán. Cái giá của việc làm Sói là cô đơn. Làm cừu hay làm sói, hãy cân nhắc kỹ đi!

Quyển sách dành cho những ai mang trong mình một niềm đam mê sáng tạo chưa đủ can đảm khám phá!

268885_10

Tớ không biết mình muốn thành cái gì nữa: triệu phú hay nghệ sĩ đây?

Cậu không biết cách dàn xếp à? Làm nghệ sĩ triệu phú hay đại loại thế…

1. Bơ đi mà sống. Ý tưởng của bạn càng độc đáo, người khác càng khó đưa ra được cho bạn một lời khuyên tốt đẹp.

Ý tưởng tốt sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực trong quan hệ. Đấy là lý do vì sao ý tưởng tốt luôn bị vùi dập từ trong trứng nước. Ý tưởng tốt luôn song hành cùng gánh nặng, vì vậy, rất ít người thực hiện chúng!  

 

2. Ý tưởng không cần phải lớn, chỉ cần là của chính bạn. Khả năng tự chủ của bạn đối với công việc sẽ thuyết phục được nhiều người hơn hẳn bản thân công việc.

Thật thoải mái khi được làm một việc gì đó không dính dáng đến tiền bạc. Thật thoải mái khi được làm một việc gì đó không nhằm mục đích gây ấn tượng với người khác. Thật thoải mái khi được làm một việc gì đó không phục vụ sự nghiệp. Thật thoải mái khi được làm một việc gì đó chỉ thuộc về riêng mình chứ không thuộc về bất cứ ai khác.

Cái giá của việc làm cừu là nhàm chán. Cái giá của việc làm sói là cô đơn. Làm cừu hay làm sói, hãy cân nhắc kỹ đi!

 

3. Ý tưởng tốt thường có tuổi thơ lẻ loi.

Ý tưởng tốt không tồn tại trong môi trường chân không, mà tồn tại trong bối cảnh xã hội. Và không phải ai cũng có kế hoạch làm việc giống bạn.

 

4. Không có gì tự nhiên từ trên trời rơi xuống. Mọi thứ đều hình thành dần dần và đều phải trải qua đau thương.

5. Nếu chấp nhận đau thương, nó sẽ chẳng còn làm bạn đau đớn nữa.

Khi thực hiện những hy sinh cần thiết, nỗi đau luôn lớn hơn bạn nghĩ. Tôi biết, đau kinh khủng. Nhưng ngay cả khi không thành công, bạn cũng học được nhiều điều giá trị, kỳ diệu, không tưởng tượng được. Khi không hành động – dù bạn biết rất rõ là mình có cơ hội – còn đau hơn nhiều so với bất cứ thất bại nào.

 

6. Bạn phải chịu trách nhiệm về trải nghiệm của chính mình.

Không ai có thể bảo bạn rằng những gì bạn đang làm là tốt đẹp, ý nghĩa hay đáng giá. Càng hấp dẫn thì con đường lại càng lẻ loi.

 

7. Sức mạnh ư, chẳng ai cho đâu. Bạn phải giành lấy nó thôi.

 

8. Giữ nghề kiếm cơm_ Lý thuyết Tình & Tiền.

Về cơ bản, mẫu người sáng tạo có hai loại nghề. Loại thứ nhất sáng tạo, quyến rũ. Loại thứ hai lo cơm áo gạo tiền. Cũng có lúc công việc chứa đựng cả hai yếu tố, nhưng không phải thường xuyên. Hai khía cạnh căng thẳng này luôn đóng vai trò trung tâm, không bao giờ lệch sang bên nào cả.

 

9. Cẩn thận khi biến sở thích thành nghề nghiệp. Nghe qua thì rất tuyệt, nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó.

 

10. Khi đã trở thành hiện thực, giấc mơ không còn là giấc mơ nữa. Thành công không đến từ hướng bạn dự tính. Thất bại cũng vậy!

Trẻ tuổi và đầy mơ ước cũng tốt thôi. Mơ ước về một ngày nào đó làm được điều “vĩ đại khủng khiếp”. Mơ ước về tình yêu, cái đẹp, thành đạt và cống hiến. Nhưng hãy hiểu rằng mơ ước cũng có cuộc sống riêng, và chúng chẳng tốt lắm trong việc làm theo chỉ dẫn. Hãy yêu thương chúng, trân trọng chúng, nuôi dưỡng chúng, tôn trọng chúng, nhưng đừng bao giờ trở thành nô lệ của chúng. Nếu không, bạn sẽ giết chết chúng từ trong trứng nước, trước khi chúng có cơ hội trở thành hiện thực.

Khi tôi nói “Bơ đi mà sống” thì không có nghĩa là bơ tất cả mọi người, mọi lúc và mãi mãi! (Hugh Macleod)

Còn Hugh Macleod là ai vậy? Ai mà biết chứ!

Đem “Phớt lờ tất cả & Bơ đi mà sống” về tìm hiểu đi ^_^

Lê Minh  

KOMO chân thành cám ơn bạn Lê Minh đã đóng góp bài viết này. 

Độc giả có bài cảm nhận về tác phẩm, thông tin/bài phỏng vấn tác giả hoặc bài viết về sách/việc đọc sách nói chung… muốn đóng góp cho KOMO Blog, xin gửi về ebookclub@komo.vn

Đăng bình luận

concepted and designed by Nhon Giang