Đại sư Trí Quang
Tiểu sử hoạt động
1. Cuộc đời tu hành: Năm 1988, sáng lập Hội Tịnh Độ. Thành lập Viện tu luyện Tịnh Độ, Đại học Phật giáo Tịnh Độ và thành lập phân hội Tịnh Độ tại nhiều nơi trên đất nước Hàn Quốc và trên thế giới. Đại sư tham gia các buổi diễn giảng được tổ chức ở nhiều nơi, dẫn dắt mọi người biết cách tu hành và giúp không ít người trút bỏ khó khăn và nghi hoặc. Các buổi thuyết pháp “Hỏi nhanh đáp gọn” của thầy rất nổi tiếng. Không những vậy, Pomnyun Sunmi Đại sư còn sáng lập Báo Tịnh Độ.
2. Sự nghiệp bảo vệ môi trường: Năm 1994, thành lập Viện Giáo dục Môi trường Phật giáo Hàn Quốc, sau đổi tên thành “Ecobuddha”. Năm 1999, bắt đầu triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường, kêu gọi và bồi dưỡng mọi người lựa chọn cách thức sinh hoạt thân thiện với môi trường. Phong trào “Bát cơm sạch không” do Pomnyun Sunmi Đại sư khởi xướng là hoạt động giúp cộng đồng thực hiện “không lãng phí một hạt cơm”.
3. Cứu trợ thế giới thứ ba: Năm 1993, thành lập tổ chức quốc tế xóa mù chữ do đói nghèo gây ra có tên “Join Together Society” (viết tắt là JTS) và mở chi nhánh tại các nước như Ấn Độ, Bắc Triều Tiên, Philippines, Afghanistan và viện trợ nhân đạo không biên giới cho Ấn Độ, Philippines.
Các hoạt động chính:
a. Cứu trợ và giúp đỡ trẻ em lang thang cơ nhỡ ở các nước như Ấn Độ, gửi tặng vật tư, thực phẩm để cải thiện cuộc sống của những người khốn khó. b. Gây quỹ từ thiện thông qua các hoạt động quyên góp trên đường phố dùng để xây dựng trường học, giúp phụ nữ và trẻ em nghèo có cơ hội được tiếp nhận giáo dục.
c. Thành lập bệnh viện để chữa bệnh cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
d. Viện trợ cho Triều Tiên trong đợt lũ lụt năm 2003 và 2006, viện trợ cho Iran sau trận động đất năm 2004, viện trợ cho Pakistan sau trận động đất năm 20a05, viện trợ cho Ấn Độ và SriLanka sau trận sóng thần năm 2006.
4. Viện trợ đồng bào Triều Tiên, góp phần duy trì hòa bình và thống nhất giữa hai miền Triều Tiên. Năm 2004, thành lập Hội tài chính hòa bình nhằm mục đích nghiên cứu các chiến lược lâu dài cho dân tộc Hàn, góp phần vào sự phát triển của dân tộc. Thành lập Hội Người bạn tốt để mưu cầu sự hòa giải và hợp tác giữa người dân hai miền Triều Tiên. Gửi tặng vật tư cho người dân Triều Tiên nghèo khổ và những đồng bào dân tộc Hàn đang lưu lạc bên ngoài, hóa giải mâu thuẫn giữa hai miền Bắc - Nam, thúc đẩy tiến trình thống nhất.
Các giải thưởng
Ngày 12/11/1998: Nhận Giải thưởng giáo dục văn hóa bảo vệ môi trường (lĩnh vực giáo dục xã hội) do Viện Giáo dục môi trường Phật giáo Hàn Quốc trao tặng;
Ngày 09/08/2000: Nhận Giải thưởng Wanhaibudao;
Ngày 31/08/2002: Nhận Giải thưởng Ramon Magsaysay, còn được gọi là Giải Nobel Hòa bình châu Á (Ủy ban Hòa bình và Hòa giải Quốc tế trao tặng);
Ngày 22/11/2006: Nhận Giải thưởng Hòa bình khu vực phi vũ trang và giao lưu hợp tác hai miền Bắc - Nam Triều Tiên;
Ngày 13/12/2007: Nhận Giải thưởng Hòa giải Dân tộc lần thứ 5.
Năm 2007, được bình chọn là “Nhà sư được tôn kính nhất hiện còn của Hàn Quốc”. Tạp chí “Phật giáo và Văn hóa” phối hợp cùng “Nhật báo Pháp bảo” tổ chức điều tra và bình chọn “Nhà sư được tôn kính nhất của Phật giới Hàn Quốc” trong số hơn 300 đại sư, trụ trì, tăng ni. 6 nhà sư đứng đầu danh sách lần lượt là: Nguyên Hiểu Đại sư, Thánh Tát Đại sư, Pomnyun Sunmi Đại sư, Vạn Hải Đại sư, Thanh Hoa Đại sư, Pháp Đỉnh Đại sư. Trong đó, Nguyên Hiểu Đại sư và Thánh Tát Đại sư là hai vị Đại sư nổi tiếng trong lịch sử Hàn Quốc. Người đứng thứ ba trong danh sách, Pomnyun Sunmi Đại sư được bình chọn là “Nhà sư được tôn kính nhất hiện còn của Hàn Quốc”.