Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Bức họa “Maja khỏa thân” kể về Franxitxcô Gôya y Luxiêntê (Francisco José de Goya y Lucientes)là một hoạ sĩ thiên tài người Tây Ban Nha, sống và sáng tác trong một thời kỳ đầy biến động của lục địa Châu Âu đang cựa mình trong giông bão cách mạng, để thoát khỏi bóng đêm của những triều đại phong kiến mê muội và lạc hậu. Gôya đã để lại một di sản lớn lao gồm những bức tranh nổi tiếng ngày nay còn được trân trọng lưu trữ trong nhiều viện bảo tàng lớn trên thế giới: trong số anh đó có những bức “Maja mặc trang phục” và “Maja khoả thân”, đó chính là chân dung của người yêu họa sĩ. Nàng Công tước thứ mười ba dòng họ quý tộc Anh, tục danh là Maria Cayettana. Người đàn bà lạ lùng này, vừa là một khách đa tình trong vũ hội Cung đình của các phòng khách thượng lưu, và cả các hí trường dân dã, vừa là một nhân vật hoạt động trên vũ đài chính trị, được mệnh danh là “cô gái bình dân Tây Ban Nha” đứng về phía tự do, dân chủ chống lại triều đình phong kiến Tây Ban Nha thời ấy.
“Maja” là một từ Tây Ban Nha có nghĩa chung là: Cô gái đẹp. Ở Tây Ban Nha thời bấy giờ, trong dân gian nhất là trong xã hội ăn chơi. “Maja” được dùng để chỉ những cô gái đàng điếm, vũ nữ trong các quán rượu, với hàm nghĩa xấu. Dùng từ này đặt tên cho bức chân dung một thân vật cao quý của Hoàng tộc, nhất là lại vẽ người ấy trong tư thế khỏa thân, điều mà tầng lớp quý tộc coi là một sự lăng nhục, đó là một hành động có tính cách khinh mạn và thách thức.
Bức tranh “Maja khoả thân” được vẽ trong thời gian đôi bạn tình sống biệt tích ở Sôlina, một vùng thôn dã hẻo lánh, lãnh địa của dờng họ Anbơ, nơi nữ Công tước bị triều hình câu lưu. Nó vừa biểu hiện một thời kỳ hạnh phúc ngắn ngủi với là nguyên nhân cho một tai họa giáng xuống đầu họa sĩ, vì bọn thống trị đã đưa nó ra trước tòa án Giáo hội như là vật chứng của một hành đồng phạm pháp quả tang.
Bối cảnh xã hội Tây Ban Nha vào thời điểm xảy ra chuyện này. Vào những thập kỷ đầu của Thế kỷ XIXL, Tây Ban Nha đã suy yếu. Những chiến thắng lẫy của Hoàng đế Napôlêông từ bên kia dãy núi Pyrênê dội đến làm rung động Ngai vàng của triều đại Sáclơ đệ tứ. Sáclơ đệ tứ là một người nhu nhược và ngu dốt, hoàn toàn bị vợ là Mari Luidơ và viên cận thần là Đông Manuen đê Gôđoa chi chi phối. Nhà vua, Hoàng hậu và Gôđoa là những người không chút quan tâm đến vận mệnh đất nước, đồng thời bộ ba này là kẻ thù không đội trời chung với Fecđinăng, người sẽ thừa kế ngôi vua, người mà trongnhững năm 1805 – 1807 giai cấp quí tội và tư sản Tây Ban Nha đặt rất nhiều hy vọng cho những công cuộc phục hưng đất nước.
Sự hỗn độn về hành chánh và tài chánh, sự bất bình thường về tất cả các lĩnh vực nội trị đã làm tổn hại đến sản xuất nông nghiệp. Cũng như cản trở sự phát triển công nghiệp, thượng nghiệp, trước đó rất phồn thịnh, đã làm các tầng lớp quí tộc và giai cấp tư sản sát lại gần nhau cấu kết với nhau, tập hợp lực lượng chống đối Triều đình chung quanh quan điểm: nếu lật đổ được viên sủng thần Gôđoa đầy thế lực của Triều đình già cỗi thì sẽ cải cách được đất nước Tây Ban Nha. Vì vậy, họ hướng vào Fecđinăng. Ý định cho Fecđinăng, người thừa kế ngôi vua kết hôn với một người họ hàng nào đó của Hoàng đế nước Pháp (Napôlêông) – với thâm ý sẽ ngăn chặn được ý đồ thôn tính của vị Hoàng đế đang thèm khát mở rộng biên giới này trở thành phổ biến và là một ý đồ chiến lược của lực lượng đối địch với Triều đình. Fecđinăng cầu hôn với một người cháu gái của Napôlêông nhưng bị từ chối. Tháng mười năm 1807, theo lệnh Napôlêông, một đạo quân hai mươi bảy ngàn người, dưới quyền của thống chế Đuynô, đi qua đất Tây Ban Nha, tiến vào Bồ Đào Nha. Một đạo quân khác gồm hai mươi bốn ngàn người, do tướng Đây Pông chỉ huy tiến theo sau. Ngoài ra, Napôlêông còn tăng viện thêm năm ngàn bạch binh (long kỵ binh, khinh kỵ binh và bộ binh). Napôlêông không thèm thông báo cho Tây Ban Nha bằng con đường ngoại giao, chỉ đơn giản ra lệnh cho Đuynô là khi vượt qua biên giới thì dùng công văn báo cho Madrit biết. Madrit đã phục tùng.
Thật ra, Napôlêông đã ôm ấp một ý đồ khác: ông muốn lật đổ triều đại đó và đặt lên ngai vàng Tây Ban Nha một người trong số anh em của ông.
Suốt mùa đông và mùa xuân năm 1808, nhiều binh đoàn khác của Napôlêông vẫn không ngừng vượt qua Pyrênê, tràn vào Tây Ban Nha. Tháng Ba năm1808 , Napôlêông đã tập trung ở Tây Ban Nha được gần một trăm ngàn quân. Ông quyết định hành động. Vừa khôn khéo khoét sâu thêm mâu thuẫn trong nội bộ Triều đình Tây Ban Nha, vừa ra lệnh cho thống chế Muyara chỉ huy một đạo quân tám mươi ngàn người tiến thẳng về Mađrít.
Vua Saclơ, Hoàng hậu Mari Luidơ, và Đông Manuen đê Gôđoa, lúc đầu quyết định trốn khỏi kinh thành. Nhưng nhân dân bị kích động nổi dậy đã bắt giữ họ lại ở Arăngiuê. Những người bạo động đã bắt Gôđoa, hành hạ cực kỳ tàn nhẫn, rồi tống giam, còn nhà vua thì buộc phải thoái vị. Nhường ngôi cho Fecđinnăng. Biến cố xảy ra ngày 17 tháng 3 năm 1808. Và chỉ sáu ngày đó, Muyara đã chiếm được thủ đô Mađrit (23.3.1808).
Nhưng Napôlêông không công nhận Fecđinăng, ra lệnh bắt cả vua mới, vua cũ và toàn thể Hoàng gia về đất Pháp ở Bayon. Sau đó Napôlêông tuyên bố truất bỏ ngôi vua cả Sáclơ IV (vua cũ) và Fecđinăng (vua mới) giam lỏng bọn này cùng với hoàng tộc ở Valăngxay.
Ngày 10 tháng 5 năm 1808, Napôlêông sắc phong cho anh là Giôdép, Vua xứ Naplơ chuyển sang Mađrit để lên ngôi vua Tây Ban Nha Song, bắt đầu từ ngày 2 tháng 5 năm 1808, khởi nghĩa đã nổ ra ở Mađrit chống lại quân Pháp. Muyara dìm cuộc khởi nghĩa trong biển máu. Nhưng đó chỉ là những tia lửa đầu tiên của đám cháy khủng khiếp của cuộc chiến tranh dân tộc ở Tây Ban Nha.
Thiên tiểu thuyết này đã bắt đầu từ giữa triều đại vua Sáclơ đệ tứ của Tây Ban Nha. Giữa tuổi vào đời của Fraxitxcô Gôya tại thành phố Saragốtxơ, quê hương của họa sĩ. Đây không phải là toàn bô thân thế sự nghiệp của họa sĩ thiên tài này, mà chỉ miêu tả một khoảng đời có ý nghĩa trong cả cuộc đời Gôya và trong khoảng đời được giới hạn ấy, lại chỉ giới hạn trong việc miêu tả tấm tình yêu đầy nghịch cảnh giữa họa sĩ với nữ công tước Anbơ, một tấm tình giữa hai con người có tính cách gần như đối lập, họ vừa không thông hiểu vừa thông hiểu nhau, vừa kiêu hãnh lạnh lùng, lại vừa nồng nàn say đắm – mối tình của thế kỷ ấy – như người đời sau thường gọi – hẳn đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp bất tử của họa sĩ.
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook:
Nhận xét độc giả
Thảo luận