Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Hiệp khách hành là một trong những tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, được phát hành trên Minh báo vào năm 1965.
Câu truyện xoay quanh các cuộc phiêu lưu của Thạch Phá Thiên, xoay quanh bài thơ "Hiệp khách hành" của thi tiên Lý Bạch. Hiệp khách hành là câu chuyện hoàn toàn không có sự liên hệ với lịch sử, với những tình tiết mang tính chất mờ ảo, thần thoại. Chỉ có thể đoán rằng nó xảy ra sau thời kỳ Nguyên-Minh, khi mà đã xuất hiện phái Võ Đang với huyền thoại Trương Tam Phong chỉ xảy ra sau Tiếu ngạo giang hồ hơn vài năm.
Huyền thoại về đảo Long Mộc
Ở ngoài Đông Hải có một đảo nhỏ, trên đó có một lực lượng võ công cao cường. Cứ mười năm một lần, đảo chủ sẽ cử vào Trung Nguyên hai người gọi là hai sứ giả Thưởng thiện Phạt ác tìm đến các bang hội lớn trên giang hồ đưa hai tấm thẻ đồng (một tấm gọi là Thưởng thiện, một tấm gọi là Phạt ác) mời đích danh người đứng đầu đến dự tiệc cháo Lạp Bát trên đảo Hiệp khách.
Bang hội nào không tuân theo đều bị tiêu diệt, hai sứ giả này võ công cực kỳ cao cường, không có bang hội nào đánh lại. Đã ba lần đảo Hiệp khách đến mời người, và những người đi đều không trở về. Đảo Hiệp khách được bao trùm bởi một màn sương mù bí ẩn, chết chóc, là nỗi khiếp sợ của võ lâm Trung Nguyên, và kiếp nạn này lại sắp xảy ra.
Thạch Phá Thiên và bang Trường Lạc
Có một chú bé sống cùng mẹ trên núi. Dù mẹ chú tâm địa tàn nhẫn, luôn hắt hủi chú, gọi chú là Cẩu Tạp Chủng (Chó lộn giống) nhưng kỳ lạ thay, chú lớn lên với một tâm hồn cực kỳ trong sáng, tốt bụng, hào hiệp. Hai mẹ con nương tựa nhau sống trên núi với một con chó làm bạn là A Hoàng. Một ngày nọ, bà mẹ bỏ đi, chú xuống núi tìm mẹ và vô tình bị cuốn vào vòng xoáy giang hồ.
Ma Thiên cư sĩ Tạ Yên Khách, một kỳ nhân dị sĩ giang hồ võ công cao cường từng tặng bạn ba miếng sắt nhỏ gọi là Huyền thiết lệnh và cất lời thề rằng bất kỳ ai đem Huyền thiết lệnh đến thì sai việc gì cũng không từ. Sau khi bằng hữu của họ Tạ mất lại không có con cái, ông cất công thu hồi được hai tấm, còn một tấm vô tình đã khiến võ lâm chém giết nhau để tranh đoạt hòng sai khiến Tạ Yên Khách.
Một cách ngẫu nhiên, Cẩu Tạp Chủng nhặt được nó giữa một đoàn võ lâm khi Tạ Yên Khách đến. Cẩu Tạp Chủng không cầu xin gì khiến Tạ Yên Khách mang chú đi cùng (vì y sợ rằng ai đó sẽ lợi dụng chú để hại mình), ông ta mang Cẩu Tạp Chủng lên Ma Thiên Nhai sống, đem các môn nội công Âm - Dương đối nghịch ra để dạy cho Cẩu Tạp Chủng hòng cho cậu bị xung đột âm dương mà chết.
Cơ duyên đến với cậu, vô tình luyện cả đường lối âm nhu và dương cương đến mức đỉnh điểm, bị tẩu hỏa nhập ma thì Bang Trường Lạc đến cướp cậu về và vô tình một người tấn công cậu đã đả thông kinh mạch của Cẩu Tạp Chủng, giúp cậu có được nội công hùng hậu đến từ cả hai luồng chân khí âm dương. Và Cẩu Tạp Chủng bị "gán" cái tên là Thạch Phá Thiên, "bị" trở thành bang chủ của bang Trường Lạc.
Thực chất lúc đó, bang Trường Lạc không có bang chủ. Bối Hải Thạch (một người luyện môn Ngũ hành lục hợp chưởng, thường được gọi là Bối đại phu) thao túng cả bang trước đó đã dựng một người tên là Thạch Trung Ngọc lên làm bang chủ nhằm thay mình đi gánh "đại nạn đảo Hiệp khách". Thạch Trung Ngọc chính là con trai của vợ chồng Thạch Thanh-Mẫn Nhu đang học võ ở phái Tuyết Sơn, là một gã dâm ô, gây đại họa và trốn đi. Khi làm bang chủ Trường Lạc, y gây nhiều tội lỗi: giết người bừa bãi, hãm hiếp phụ nữ...
Nhưng khi hiểu mình sắp thành vật tế thần cho Bối Hải Thạch, y đã bỏ trốn. Khi thấy Cẩu Tạp Chủng giống hệt như Thạch Trung Ngọc, Bối Hải Thạch đã lập âm mưu đánh cướp cậu về. Lợi dụng lúc Cẩu Tạp Chủng còn mê man, y đã tạo trên người Cẩu Tạp Chủng các dấu vết để giống hệt Thạch Trung Ngọc. Và khi cậu tỉnh lại, cả bang chúng đã cố gán cho cậu chức Bang chủ, và trở thành Thạch Phá Thiên, vốn là tên giả của Thạch Trung Ngọc khi làm bang chủ Trường Lạc bang.
Thạch Phá Thiên chinh phục võ lâm
Nhờ bản tính ngay thẳng, thật thà, nghĩa khí, trung hậu và duyên số, Thạch Phá Thiên luyện được thần công cái thế. Trong quá trình chu du giang hồ, Thạch Phá Thiên cứu và kết nghĩa anh em với hai sứ giả Thưởng thiện Phạt ác của đảo Hiệp khách, kết hôn hụt với Đinh Đang (cháu gái của Đinh Bất Tam), yêu A Tú (cháu gái của Chưởng môn phái Tuyết Sơn Bạch Tự Tại, con gái của Bạch Vạn Kiếm), đồng thời trở thành đệ tử của Sử Tiểu Thúy (vợ của Bạch Tự Tại, người tình cũ của Đinh Bất Tứ - em Đinh Bất Tam).
Với sự trung hậu của mình, Thạch Phá Thiên đã hóa giải nhiều mối ân oán giang hồ, đồng thời cũng bị vướng vào sự rắc rối ân oán của nhiều người với Thạch Trung Ngọc do sự giống nhau về hình dáng (kỳ thực Thạch Phá Thiên chính là em trai của Thạch Trung Ngọc). Sự hiểu lầm này được hiểu rõ khi hai sứ giả Thưởng thiện Phạt ác phá âm mưu của Bang Trường Lạc (dùng Thạch Trung Ngọc làm vật tế thần đi đảo Hiệp khách), phân biệt hai người.
Sau đó, Thạch Phá Thiên đã khẳng khái nhận Lệnh bài Thưởng thiện Phạt ác đi đảo Long Mộc dự yến Lạp Bát Sứ (Đối với bang Trường Lạc hay với người ngoài đều hiểu là đi chết thay), đồng thời tìm đến Tuyết Sơn, dùng tài năng và lòng trung hậu của mình xóa bỏ xích mích trong phái, đồng thời vô tình giúp Bạch Tự Tại khỏi bệnh cuồng loạn - bệnh hoang tưởng về võ công của mình. Sau Thạch Phá Thiên cùng đoàn võ lâm người tới đảo Long Mộc và tìm ra bí mật.
Thạch Phá Thiên thật sự là con ai?
Đoạn kết của tiểu thuyết, Thạch Phá Thiên dẫn A Tú, vợ chồng Bạch Tự Tại, vợ chồng Thạch Thanh - Mẫn Nhu, Đinh Bất Tứ, Mai Văn Hinh (một người tình của Đinh Bất Tứ) về nhà cũ của mình, gặp con chó A Hoàng và gặp người đã nuôi chàng (chàng coi đó là mẹ mình). Thạch Thanh và Mẫn Nhu đã nhận ra người đó là kẻ thù giết con của mình là Mai Phương Cô - người từng si mê Thạch Thanh nhưng không được đáp lại.
Khi nhìn Thạch Phá Thiên giống hệt Thạch Thanh, Mẫn Nhu cho rằng Thạch Phá Thiên là con của Thạch Thanh và Mai Phương Cô, và Thạch Thanh đã phải đâm Mai Phương Cô để chứng tỏ mình không liên quan, và trước khi chết Mai Phương Cô còn kịp cho mọi người thấy bà ta còn là trinh nữ (chưa từng có quan hệ xác thịt), và đã dẫn đến câu hỏi lớn: vậy Thạch Phá Thiên do ai sinh ra? Kỳ thực khi đọc truyện, người đọc đều hiểu rằng Thạch Phá Thiên chính là con của Thạch Thanh và Mẫn Nhu.
Trong quá khứ, Mai Phương Cô sau khi cướp đứa con nhỏ của Mẫn Nhu đã không giết, trái lại lại nuôi nấng và gọi là Cẩu Tạp Chủng. Kim Dung đã cố tình để một dấu hỏi lớn ở cuối truyện để tạo bi kịch trong tiểu thuyết.
Nhà xuất bản: Phương Nam Book,NXB Văn Học
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook:
Nhận xét độc giả
Thảo luận