Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Luận anh hùng phân tích kỹ năm nhân vật tiêu biểu của lịch sử Trung Quốc: Hạng Vũ, Tào Tháo, Võ Tắc Thiên, Hải Thụy, Ung Chính bằng cách đặt họ trong bối cảnh của xã hội đương thời và tương quan với những nhân vật khác, từ đó làm rõ quan hệ giữa cá nhân và lịch sử, nguyên nhân của sự hưng suy vương triều, sự thành bại sự nghiệp, sự đổi thay của triều đại và sự đúng sai của sự tình. Chúng ta đã quen với việc quy kết sự hưng suy của vương triều, sự thành bại của sự nghiệp, sự đổi thay của lịch sử và sự đúng sai của sự tình do nguyên nhân cá nhân. Nhưng Dịch Trung Thiên sẽ cho độc giả thấy vấn đề không phải chỉ đơn giản như thế.
Nhà xuất bản: NXB Văn Học,Quảng Văn
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 0.65MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Khoa học xã hội » Lịch sử, chính trị
Đánh giá của KOMO
Tuy bàn về những nhân vật trong lịch sử nhưng Luận anh hùng được viết với văn phong như tiểu thuyết sẽ khiến độc giả không hề cảm thấy nhàm chán. Năm nhân vật được Dịch Trung Thiên đề cập trong cuốn sách lần lượt hiện ra sinh động: Hạng Vũ, Tào Tháo, Võ Tắc Thiên, Hải Thụy, Ung Chính. Ngoài Hải Thụy, bốn nhân vật còn lại đều là những nhân vật lịch sử rất quen thuộc với khán giả Việt Nam thông qua những bộ phim truyền hình, điện ảnh khắc họa cuộc đời họ được phổ biến rộng rãi. Đã có rất nhiều nhà sử học viết về họ, nhiều đạo diễn làm những bộ phim về họ, câu chuyện về quen thuộc đến mức tưởng chừng đã nhàm chán đối với công chúng. Vậy đâu là sức hút thật sự trong Luận anh hùng của Dịch Trung Thiên? Có lẽ, nguyên nhân chính nằm ở việc ông đã nhìn họ bằng cái nhìn khác, dưới nhiều góc độ xét trên bối cảnh lịch sử xã hội.
Năm nhân vật được Dịch Trung Thiên chọn lựa trong tác phẩm này đều có đặc điểm chung là cuộc đời họ đã kết thúc trong bi kịch mà mỗi cuộc đời trước đó đã diễn ra trong sự đấu tranh không ngừng nghỉ. Người ta thường hay nghĩ rằng thắng bại một người là do người đó quyết định. Nhưng Dịch Trung Thiên đã chỉ ra sự thắng bại đó không chỉ do phẩm chất cá nhân mà còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện xã hội cụ thể. Ông đưa ra một kiến giải đáng suy nghĩ: xã hội Trung Quốc ngày xưa đã được quản lí không phải bằng pháp trị hay nhân trị mà là đức trị và lễ trị. Bởi vì Trung Quốc đã luôn coi trọng văn hóa quần thể hơn là văn hóa cá nhân. Trong văn hóa quần thể, mọi quyết định đều tuân theo số đông. Vì cá nhân không được coi trọng nên không thể quản lí xã hội bằng pháp luật bởi pháp luật dựa trên yếu tố căn bản là mọi người đều bình đẳng. Vì sao có những nhân vật lịch sử lại được xã hội phân cho họ vai ác? Đơn giản bởi vì họ là những người có cá tính, hơn nữa, cá tính của họ lại rất mạnh. Trong một xã hội đề cao đạo đức và lễ nghĩa chung như thế đã tạo ra rất nhiều những con người hiền lành nhưng nhợt nhạt. Trên nền bối cảnh đó, họ xuất hiện và họ “ác” đối với mọi người bởi vì họ đã dám thể hiện cá tính của bản thân hơn là tuân theo đạo lí của số đông. Bằng nguồn tư liệu phong phú cùng những phân tích sắc sảo, Dịch Trung Thiên đã nhìn về họ bằng cái nhìn rất công tâm: nói đủ sự xấu tốt, luận đủ công tội. Chẳng hạn như Tào Tháo với Dịch Trung Thiên không chỉ có sự lạnh lùng, tàn nhẫn mà còn là một người rất thẳng thắn, một người chỉ thích nói thật trong xã hội có quá nhiều người nói dối là điều thật sự rất đáng quý. Do đó, Tào Tháo đã hiện ra không phải chỉ là hình ảnh một chiều như con người gian hùng trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.
Đọc Luận anh hùng không chỉ để hiểu hơn về những nhân vật lịch sử của các thời đại đã qua, không chỉ để lí giải anh hùng là gì, trên hết cuốn sách cho chúng ta một ý thức sâu sắc rằng xã hội muốn phát triển trước tiên phải là xã hội coi trọng sự phát triển của cá nhân. Quá khứ của lịch sử cũng là những bài học để chúng ta hiểu rõ hơn vị thế của bản thân trong xã hội hôm nay và cố gắng hạn chế tối đa sự lặp lại những sai lầm của người xưa.
Nhận xét độc giả
Thảo luận