Sadegh Hedayat
Sadegh Hedayat (1903-1951) sinh ngày 17.2.1903, là nhà văn hiện đại hàng đầu của nền văn học hiện đại Iran, nổi bật ở mảng văn xuôi hư cấu và truyện ngắn. Đề tài mà Sadegh Hedayat đặt nhiều sự quan tâm là tôn giáo, vũ trụ học, lịch sử.
Hedayat được sinh ra gia đình quý tộc ở Tehran, Bắc Iran, là cháu nội của thi sĩ và nhà phê bình lừng danh Reza Qouli Khan. Được đào tạo tại trường Cao đẳng Saint- Louis (Trường công giáo Pháp) và Dar ol - Fonoon (1914-1916), năm 1925, ông là một trong số ít sinh viên người nước ngoài được du học ở châu Âu. Ở đó, Hedayat đã bước đầu đi vào nghiên cứu kỹ thuật ở Bỉ, không lâu sau đó, Hedayat từ bỏ kỹ thuật và đến Pháp học kiến trúc và cũng rất nhanh sau, Hedayat từ bỏ kiến trúc để theo đuổi ngành nha khoa. Năm 1927 Hedayat cố gắng tự tử nhưng không thành. Sau bốn năm ở Pháp, cuối cùng Hedayat từ bỏ học bổng của mình giữa chừng và trở về nhà vào mùa hè năm 1930.
Hedayat sau đó cống hiến cả cuộc đời mình để nghiên cứu văn học phương Tây và để học hỏi và điều tra lịch sử Iran và văn hóa dân gian. Các tác phẩm của Rainer Maria Rilke, Edgar Allan Poe, Franz Kafka, Anton Chekhov và Guy de Maupassant hấp dẫn và có sức ảnh hưởng rất lớn đến Hedayat.
Trong đời sống văn học ngắn ngủi của mình, có thể nói Hedayat đã công bố được một số lượng đáng kể các tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn, phim truyền hình lịch sử, kịch,…
Hedayat được coi là người đã mang ngôn ngữ và văn học Ba Tư vào dòng chính của văn bản quốc tế đương đại.
Trong những năm sau này của cuộc đời mình, Hedayat bắt đầu tập trung tấn công vào hai mảng chủ đề chính khá nóng bỏng của Iran đó là chế độ quân chủ và các giáo sĩ. Điều này thật sự khiến con đường văn chương của ông gặp vô vàn khó khăn, trắc trở. Tuy nhiên, điều đó không tước đi vị trí là nhà văn hiện đại nhất trong những nhà văn hiện đại Iran của Sadegh Hedayat.
Các tác phẩm chính
Tiểu thuyết
- Buried Alive, 1930
- Mongol Shadow, 1931
- Three Drops of Blood, 1932
- Chiaroscuro, 1933
- Mister Bow Wow, 1934
- Sampingé, 1936
- Lunatique, 1936
- The Blind Owl, 1937 (Đã xuất bản ở Việt Nam với tên Con cú mù, NXB Hội Nhà văn, 2012)The Stray Dog, 1942
- Mistress Alaviyeh,1943
- Velengārī,1944
- The Elixir of Life,1944
- The Pilgrim, 1945
- Tomorrow, 1946
- The Pearl Cannon, 1947
Kịch (1930–1946)
- Parvin dokhtar-e Sāsān (Parvin, Sassan's Daughter)
- Māzīyār
- Afsāne-ye āfarīnesh (The Fable of Creation)
- Travelogues
- Esfahān nesf-e jahān (Isfahan: Half of the World)
- Rū-ye jādde-ye namnāk (On the Wet Road), unpublished, written in 1935
Nghiên cứu, phê bình và tạp văn
- Rubāyyāt-e Hakim Omar-e Khayyam (Khayyam's Quatrains), 1923
- Ensān va heyvān (Man and Animal), 1924
- Marg (Death), 1927
- Favāyed-e giyāhkhori (The Advantages of Vegetarianism), 1927
- Hekāyat-e bā natije (The Story with a Moral), 1932
- Taranehā-ye Khayyām (The Songs of Khayyam), 1934
- Chāykovski (Tchaikovsky), 1940
- Dar pirāmun-e Loqat-e Fārs-e Asadi (About Asadi's Persian Dictionary), 1940
- Shive-ye novin dar tahqiq-e adabi (A New Method of Literary Research), 1940
- Dāstan-e Nāz (The Story of Naz), 1941
- Shivehā-ye novin dar she'r-e Pārsi (New Trends in Persian Poetry), 1941
- A review of the film Molla Nasrud'Din, 1944
- A literary criticism on the Persian translation of Gogol's The Government Inspector, 1944
- Chand nokte dar bāre-ye Vis va Rāmin (Some Notes on Vis and Ramin), 1945
- Payām-e Kāfkā (The Message of Kafka), 1948
- Al-be`thatu-Islamiya ellal-belad'l Afranjiya (An Islamic Mission in the European Lands)
Dịch từ tiếng Pháp
- Gooseberries của Anton Chekhov, 1931
- In the Penal Colony của Franz Kafka, 1948
- Before the Law của Franz Kafka,1944
- The Metamorphosis của Franz Kafka (along with Hasan Qaemian),1950
- The Wall của Jean-Paul Sartre,1950
- Tales of Two Countries của Alexander Lange Kielland, 1950
- Blind Geronimo and his Brother của Arthur Schnitzler, 1950
Dịch từ ngôn ngữ Pahlavi
- 1943 Kārname-ye Ardashir-e-Pāpākān (The Book of the Deeds of Ardashir [son of] Papakan)
- 1940 Gojaste Abālish
- 1945 Āmadan-e shāh Bahrām-e Varjavand (Return of shah Bahram Varjavand)
- 1944 Zand va Homān Yasn