Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Bộ tiểu thuyết thần thoại Tây du kí của Ngô Thừa Ân ra đời vào thế kỷ XVI. Sau mấy trăm năm lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Tôn ngộ Không, nhân vật chính trong câu chuyện đã trở thành một hình tượng anh hùng được nhiều thế hệ người đọc yêu thích, đặc biệt là các em nhỏ.
Tập truyện tranh Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh áp dụng lối vẽ truyền thống của tranh Trung Quốc, là một trong “81 nạn” trên đường sang Tây Trúc của thầy trò Đường Tăng. Bạch Cốt Tinh muốn ăn thịt Đường Tăng, nhiều lần biến hoá thành người để đánh lừa, nhưng đều bị Tôn Ngộ Không phát hiện ra được. Sau cùng, Đường Tăng do nhân hậu cả tin mắc mưu ly gián của nó, đuổi Tôn Ngộ Không đi, vì thế đã rơi vào tay Bạch Cốt Tinh, suýt bị mất mạng. Đường Tăng tới lúc đó mới thấy hối hận vì đã đuổi Tôn Ngộ Không; nhưng cũng chính lúc ấy, Ngộ Không đã kịp thời đến giải cứu…
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 18.93MB
Đánh giá của KOMO
Tây du kí , một trong 4 tác phẩm vượt thời gian Tứ đại danh tác của Trung Quốc từ lâu đã không còn xa lạ với độc giả Việt Nam. Bản chuyển thể phim truyền hình của Trung Quốc cũng được xếp vào hàng kinh điển, cứ tới hè về ve kêu là các đài truyền hình từ lớn tới nhỏ tranh thủ phát lại, khiến bản phim trở thành một phần trong kí ức tuổi thơ sâu đậm của nhiều thế hệ. Nay hành trình của Đường Tăng cùng các đồ đệ Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh đi Tây phương bái Phật còn được khắc họa sống động trong bộ truyện tranh Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh.
Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh khắc họa đặc sắc một trong 9 nhân 9, 81 kiếp nạn mà thầy trò Đường Tam Tạng phải trải qua, chiến thắng để tiếp tục lên đường đi Tây Thiên lấy chân kinh. Con yêu quái Bạch Cốt Tinh vì muốn ăn thịt Đường Tăng để được trường sinh bất lão, e ngại kim nhãn cùng 72 phép thần thông của Tôn Ngộ Không, nó dung phép thuật nhiều lần biến hoá thành người để đánh lừa 4 thầy trò, chi rẽ ly gián Đường Tăng và Tôn Ngộ Không…
4 thầy trò Đường Tăng cùng du hành tới Tây Trúc thỉnh Kinh là những người tu tập tìm kiếm Chân Lí và Chính Quả, đại diện cho cái Thiện. Đường Tăng đại diện cho những người đạt viên mãn thông qua căn cơ và giác ngộ, từ đó hoằng dương chính pháp, phổ độ chúng sinh.Còn 3 đồ đệ của ông là đại diện cho những người tu tập có căn cơ và dị năng, con đường tu tập chủ yếu vượt qua thất tình lục dục của chính bàn thân. Còn yêu nữ Bạch Cốt Tinh đại diện cho cái Ác, trực tiếp phá hoại, gây nhiễu với chỉnh thể cái Thiện, khơi dậy từ tâm, sợ hãi, đố kị,… ngăn cản, con đường tìm kiếm Chân Kinh và đạt Chính Quả của 4 thầy trò. Kế li gián của nó đã thành công khi khiến Đường Tăng, với sự nói vào của Trư Bát giới đã đuổi Tôn Ngộ Không đi. Tuy nhiên cuối cùng, Đường Tăng và Trư Bát Giới đã từ bỏ sự nghi kỵ, tìm thấy thiếu sót bằng cách nhìn vào trong, giúp đỡ lẫn nhau và lại trở thành một thể thống nhất. Vì vậy họ đã tiêu hủy được các ảo ảnh của Bạch Cốt Tinh nhằm hủy hoại sự tu luyện của họ và cuối cùng đã vượt qua được tà linh. Trư Bát Giới, người đã bị rơi vào cạm bẫy của ma quỷ, đã nhìn nhận tình huống từ một khía cạnh rộng lớn hơn, buông bỏ sự ích kỷ và các chấp trước của mình và tới tìm Tôn Ngộ Không để lại cùng nhau chiến đấu với tà ác. Điều này vô cùng quan trọng và quý giá. Và từ bài học đáng nhớ này, Đường Tăng và các đồ đệ đã trở thành một chỉnh thể đoàn kết hơn, điều cuối cùng dẫn họ tới việc hoàn thành quá trình tu luyện và đạt viên mãn.
Ở Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh bản truyện tranh, các họa sĩ đã áp dụng lối vẽ truyền thống của tranh Trung Quốc, từ bố cục tạo hình hay cảnh vật đều mang đặc điểm của lối hoạ dân tộc. Những nhân vật trong truyện như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Bạch Cốt Tinh đều không phải là người, tác giả đã nhân vật hoá họ, song vẫn giữ những đặc trưng riêng về hình thể và tính cách của mỗi nhân vật. Hoạ sĩ không vẽ Bạch Cốt Tinh thành một bội xương khô, mà cho nó mang hình dáng của một cô gái, không những giúp minh hoạ truyện hài hoà đẹp mắt, mà còn cho ta thấy cái lốt giả dối bề ngoài cuả nhân vật, từ cặp mắt đến động tác đều bộc lộ cái bản chất xảo quyệt và tính hung ác của loài yêu quái. Cách xử lý như vậy cũng là một trong những đặc trưng của nền hội hoạ Trung Quốc, góp phần tạo nên sự lôi cuốn, hấp dẫn cho tập truyện tranh này, khiến độc giả hào hứng để theo dõi từng trang sách.
Bộ sách Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh đặc biệt ca ngợi hình tượng nhân vật Tôn Ngộ Không tài phép, dũng cảm, mưu trí, luôn xông pha tranh đấu và nhắc nhở mỗi chúng ta: Cần nhận rõ phải trái, phân biệt thật giả và không phải đối với bất cứ kẻ nào cũng có thể khoan hồng từ bi. Chính vì thế, tác phẩm vẫn luôn giữ nguyên giá trị cổ vũ, khích lệ và giáo dục đông đảo nhân dân lao động cũng như thanh thiếu niên.
Nhận định chuyên gia
Ngoisao.net
Cuốn tranh truyện Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh - một kiệt tác tranh truyện Trung Quốc, là ấn bản tiếng Việt duy nhất tập hợp đầy đủ các bức họa bao gồm cả 110 bức đen trắng và 12 bức màu, mọi sự sắp xếp trong cuốn sách đều tuân thủ hoàn toàn theo nguyên tác.
Nhận xét độc giả
Thảo luận