Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Thế nào là triết học nhân sinh?
Triết học nhân sinh có thể đem ra bàn luận không?
Cổ nhân có câu “Thiên cơ bất khả lộ”, lại có câu “Chỉ khả ý hội, bất khả ngôn truyền”.
Theo cách nói nhà Phật là “bất khả thuyết”.
Vì sao vậy?
Bởi ngôn ngữ là công cụ đắc lực, song cũng là cái bẫy.
Một khi đã nói ra, viết ra, sẽ trở nên xơ cứng, thiếu sót, bị hiểu lệch lạc đi.
Vì thế, dám viết về triết học nhân sinh, triết học của đời người, thật dũng cảm thay!
Triết học nhân sinh của tôi là tác phẩm tổng kết, đúc rút mấy chục năm trải nghiệm, cảm ngộ của một nhà văn lớn, cây đại thụ của văn đàn Trung Quốc – Vương Mông.
Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn,Nhã Nam
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 1.44MB
Đánh giá của KOMO
“Quan hệ với người tốt nhất là quên đi!”
Thoạt nghe thì có vẻ quá vô lí!
Ai mà chẳng biết quan hệ giữa người với người trong xã hội hiện đại rất quan trọng, nếu không muốn nói là cực kì quan trọng, mang tính chất sống còn đối với đa số ngành nghề, địa vị đặc thù trong xã hội. Thế nhưng, nếu đó là phát ngôn đúc rút từ cả đời công tác của một nhà văn nổi tiếng đồng thời là cựu Bộ trưởng Văn hóa Trung Quốc, Vương Mông, thì ắt hẳn phải có lí riêng, nhất là khi ông đã nâng nó lên tầm một triết học trong Triết học nhân sinh của tôi.
Vương Mông là một nhà văn nổi tiếng, đương nhiên, Vương Mông ít nhiều phải là một nhà tư tưởng. Hơn nữa, từng lên tới chức bộ trưởng ở quốc gia hơn một tỉ tám dân số với hệ thống chính trị phức tạp như Trung Quốc, ông ắt hẳn cũng phải là một người thấu hiểu, biết cách điều tiết các mối quan hệ với con người, nếu không muốn nói rằng để lên được tới vị trí đó, ông phải là một bậc thầy về quan hệ.
Thế nên, tác giả hội tụ cả điều kiện cần và đủ: trải nghiệm nhân sinh và tư tưởng để viết, để khiến độc giả dõi theo ông xuyên suốt 21 nguyên tắc trong tác phẩm.
Vương Mông từng kết luận trong sách: "Quan hệ là sản phẩm phụ, là một thứ phái sinh, tách ra từ cái chính, là thứ tự nhiên như vốn có. Đối với quan hệ, thà vướng mắc do hồ đồ, do sơ xuất chứ chớ nên vướng mắc vì thông minh, tinh quái, vướng mắc vì tính toán chi ly."
Hay như những trang viết giá trị giúp giải quyết rốt ráo suy tư, phiền não muôn thưở của nhân loại: “đại đức vô danh và đại dũng vô công” hay “Đại trí vô mưu và tiểu xảo”…
21 chuẩn mực cơ bản của Vương Mông trình bày trong tác phẩm, dù có thể ngay chính bản thân ông cho rằng cũng chưa hoàn toàn thực hiện hết nhưng đó là minh đạo, là ném gạch dẫn ngọc, là nền tảng vững chắc khuyến khích con người ta cùng nhau tìm được cho mình lối sống, cách hành xử đúng mực trong giới hạn hẹp mà rộng, ngắn mà dài của 60 năm trần ai eo sèo này!
Để từ đó khơi gợi tĩnh lặng cho tâm hồn, an nhiên trong tâm niệm và khơi mở những hòa nhập vô vi trong mênh mang phóng khoáng tinh thần của thiền, của Lão Tử thuở nào …
Một tác phẩm đỉnh cao lí trí của cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa quốc gia đông dân nhất thế giới, Triết học nhân sinh của tôi, hi vọng sẽ mang lại nhiều trải nghiệm, suy ngẫm đắt giá cho quý độc giả , không chỉ về quan hệ mà đề cập đến nhiều khía cạnh khác của nhân sinh cả dưới góc độ nhà văn và một nhà tư tưởng.
Nhận định chuyên gia
Tuần Việt Nam
Nội dung hàm súc triết lý cao song thể hiện dưới lối viết hóm hỉnh mà gần gũi, Triết học nhân sinh của Vương Mông đã trở thành một hiện tượng sách bán chạy trong năm đầu tiên xuất bản 2003, và đến nay vẫn được rất đông độc giả trẻ tuổi tìm đọc và tán thưởng.
Nhận xét độc giả
Thảo luận