Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Cuốn sách là tập hợp hơn 30 bài viết của nhà báo Nguyễn Trung Hiếu về những chặng đường ông đã đi qua, kể cả trong và ngoài nước. Nếu như ở các nước như Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Trung Quốc,… ông chủ yếu ghi chép những chuyện lạ dọc đường, thì với Việt Nam, ông tường tận chỉ ra những tiềm năng vô tận, cách sử dụng lãng phí và kiểu làm ăn chưa nhìn ra trông rộng. Những bài viết của ông càng về sau càng trĩu nặng lòng trăn trở về quê hương đất nước, như một cảm thức chung của những người từng đi nhiều, thấy nhiều.
Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn,Phương Nam Book
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 2.03MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Du lịch - Ẩm thực » Du lịch, khám phá
Đánh giá của KOMO
Bút ký là một thể loại ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có điều kiện đi nhiều, có thể du lịch từ Á sang Âu, bút ký về những chuyến đi, vì thế, cũng không còn khó tìm. Tuy nhiên, những gì Nguyễn Trung Hiếu đã viết trong Đi về phía an lạc vẫn là những điều rất riêng, hữu ích cho cả những ai đã từng đặt chân lên những chốn mà ông nói tới.
Như tiêu đề, cuốn sách trình bày về những di tích, địa điểm du lịch và văn hóa có thiên hướng “an lạc”. Đó có thể là cái nôi của rất nhiều tôn giáo như Ấn Độ, hay những đất nước sùng đạo Phật như Lào, Thái Lan, Trung Quốc. Chuyện du lịch, không thể không nói những chi tiết hết sức đời thường, như việc ăn gì, ở đâu, chỗ nào ngon rẻ, nơi đâu bắt chẹt, nói thách trên trời. Tuy nhiên, là một nhà báo, tác giả luôn hướng đến một cái nhìn tổng quát, bao trùm hơn. Chẳng hạn, nói về du lịch Thái Lan, riêng chuyện yêu cầu du khách sử dụng đồng Bath cũng nằm trong chiến lược phát triển du lịch, bởi như thế, khách du lịch không ngần ngại gì mà không “tiêu đến đồng tiền cuối cùng”. Có kiến thức rộng, có tinh thần ham học hỏi và nhất là niềm sùng kính với đạo Phật, tác giả nói về những điểm đến như Ấn Độ với cảm xúc yêu thương không giấu diếm. Yêu nền văn hóa, ông cũng yêu luôn cả cuộc sống có phần hỗn độn, xô bồ mà nhiều người ngần ngại nơi đây.
Nhắc tới Việt Nam, tác giả dành nhiều trang cho việc phân tích, bình luận, chỉ ra những cái chưa được đang cản trở nền du lịch nước nhà. Đồng thời ông cũng đề xuất giải pháp, từ những gì đã quan sát được ở nước ngoài. Tuy nhiên, như tác giả đồng tình, tất cả đều bắt nguồn từ cơ chế quản lý và ý thức.
Không chỉ có những ghi chép, ký sự, cuốn sách còn có nhiều bài phỏng vấn rất giàu ý nghĩa, như bài phỏng vấn Chủ tịch ủy ban nhân dân thị xã Hội An Nguyễn Sự. Bài phỏng vấn cho thấy nhiều khía cạnh đáng học tập trong mô hình quản lý một điểm đến văn hóa.
Đi về phía an lạc mà càng về sau, cuốn sách càng trĩu nặng những lo âu, trăn trở, càng phô bày nhiều cảnh đời éo le. Có lẽ tinh thần nhà báo trong ông luôn thao thức, nhắc nhở về nghĩa vụ của một người đã chọn con đường nhiều chông gai này suốt 25 năm.
Nhận định chuyên gia
Trần Trọng Thức, nhà báo
Xin được mượn lời của nhà thông thái Albert Einstein để bày tỏ đôi dòng suy nghĩ khi đọc những bài viết trong cuốn sách đầu tay của Nguyễn Trung Hiếu, rằng: “Nỗ lực quan trọng nhất của con người là có được đạo đức trong các hành vi. Sự quân bình của tâm hồn và của chính đời sống của chúng ta tùy thuộc vào nỗ lực ấy."
Nhận xét độc giả
Thảo luận