Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Tiểu thuyết Hoa bên bờ của tác giả trẻ An Ni Bảo Bối là tiểu thuyết được viết bằng hình thức truyện trong truyện. Tác giả viết về Kiều và Kiều lại viết về Nam Sinh. Kiều là một nhà văn trẻ viết tự do và cộng tác với một số tạp chí ở Thượng Hải. Kiều yêu cuộc sống tự do, có nhiều người đàn ông yêu mình nhưng không ai khỏa lấp được khoảng trống cô đơn trong cô. Cô viết về Nam Sinh, tuổi thơ, cuộc sống và tình yêu của Nam Sinh như một cách lý giải cho trái tim cô độc của mình. Nam Sinh là quá khứ của Kiều, còn Kiều là hiện tại vô định đầy cô đơn của Nam Sinh...
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 1.63MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Văn học nước ngoài » Tình cảm, lãng mạn
Đánh giá của KOMO
Cô đơn là cảm giác ngập tràn trong Hoa bên bờ của An Ni Bảo Bối. Mở đầu là lời tự giới thiệu ráo hoảnh, không xúc cảm của cô gái tên Kiều. Kiều viết văn tự do - kỹ năng mưu sinh duy nhất của cô để duy trì sự sống. Cô sống “hơi tùy tiện và thiếu cảm giác an toàn”, thích tự do, ưa nhàn rỗi, chỉ sống theo cách của mình, thích ngủ nướng, thích uống đến say ở quán bar, hút thuốc lá, luôn mệt mỏi, ăn mặc lôi thôi, liều lĩnh và “có nhu cầu hưởng thụ đơn độc”. Tác giả vẽ Kiều giống một cô gái sống thiếu trách nhiệm, chẳng suy nghĩ đến ngày mai. Nhưng trên hết ta nhận thấy Kiều cô đơn. Và dù được nhiều đàn ông yêu điên cuồng, mê đắm và có cả lời cầu hôn nhưng không ai cho cô có cảm giác về “gia đình”. Kiều tự nhận mình không có quá khứ, không để ý tương lai, vô hình giữa Thượng Hải nhộn nhịp nhưng trong lòng cô luôn có một nỗi đau, “một lỗ trống tối tăm” và “đàn ông không biết làm thế nào để hàn gắn”. Tác giả khéo léo đưa người đọc tìm về căn nguyên của những cô đơn của Kiều bằng Lâm Nam Sinh - cô gái trong tác phẩm của Kiều. Nam Sinh với nỗi đau mất cha khi 7 tuổi, và người bên cạnh cô từ lúc ấy đến khi trưởng thành là Lâm Hà Bình mang cho cô tình yêu tuyệt vọng của những hợp tan. Với câu chuyện của Nam Sinh, An Ni Bảo Bối cho ta thấy được tận cùng nỗi cô đơn của Kiều. Nam Sinh chính là quá khứ của Kiều, còn Kiều chính là hiện tại vô định của Nam Sinh. Tác giả bắt Kiều không mở ra cho Nam Sinh cái kết có hậu vì chính Kiều cũng đang lặng lẽ trôi từng ngày, cô vẫn luôn đi tìm sự bình yên trong tâm hồn.
Với lối viết “truyện trong truyện” độc đáo để mở ra tâm hồn, ký ức và cuộc sống hiện tại của nhân vật, An Ni Bảo Bối đã khắc họa thành công được nỗi cô đơn của nhân vật, chỉ ra được căn nguyên của những nỗi đau, những sự cô đơn của con người trong cuộc sống chính vì “cái em cần là đoá hoa ở bên bờ kia, nở ở nơi không thể chạm tới được.”
Nhận định chuyên gia
Báo Thể thao Tp. HCM
Hoa bên bờ không phải dạng sách có thể thu hút bạn theo kiểu mở sách ra là đọc ngấu nghiến từ trang đầu tới trang cuối cùng. Cũng không làm bạn hồi hộp và tò mò muốn biết nhân vật chính sẽ làm gì tiếp theo, diễn biến thế nào.
Hoa bên bờ chỉ là một cuốn sách nhỏ, hơn 300 trang, giọng điệu từ tốn như đang thuật lại cho bạn nghe câu chuyện về đời mình. Bạn sẽ muốn mang theo Hoa bên bờ tới bắt cứ đâu, lúc rảnh rỗi mở ra đọc vài trang, thậm chí vài dòng, gấp sách lại, làm những việc cần thiết, không hề cảm thấy bị gián đoạn.
Có khi nó sẽ bên bạn trong từng đêm khuya, giúp bạn lau nước mắt, lắng nghe bạn, thở cùng với bạn. Không có phán xét, không có định kiến, chỉ đơn thuần kể lại, đơn thuần tâm tình. Hoa bên bờ của An Ni Bảo Bối là tác phẩm văn học mạng tâm đắc nhất, cảm xúc khi đọc cuốn sách này rất khó tả. Đối với tác phẩm An Ni nói chung và tiểu thuyết Hoa bên bờ nói riêng, toàn bộ câu chuyện toát lên sự cô đơn thanh sạch. Cả chủ đề câu chuyện dường như được toát lên trong câu nói: “Kiều, điều em tìm kiếm là gì? Là đóa hoa mọc bên bờ, ở một nơi không bao giờ với tới.”
sachnoi.vn
Câu chuyện của một cô gái trẻ. Thoạt nhìn Kiều có lối sống khá buông thả, biết hút thuốc, biết uống rượu, nghiện cà phê, đêm thức trắng, ngày ngủ vùi… nhưng khi đọc hết và gấp tập sách lại thì hiện ra chân dung, tính cách của một cô gái sống có trách nhiệm, không chỉ đối với chính bản thân. Kiều không chịu nổi cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt lẫn trong đám đông quá giống nhau bởi sự hời hợt và thực dụng. Cô bỏ việc làm ở một tờ báo mạng vì không thể thích nghi kiểu làm việc chỉ cần hai giờ đồng hồ đã hoàn tất hết công việc, thế mà phải kéo lê hết tám tiếng và để bù vào thời gian nhàn rỗi là sự đua đòi, ganh ghét hay tìm cách nói xấu sau lưng. Cô cũng khước từ cuộc hôn nhân mà bao cô gái mơ ước. Kiều còn bỏ lỡ nhiều cơ hội có thể đem lại cho cô một cuộc sống yên bình giữa nhộn nhạo đổi thay hằng giờ của thị thành Trung Quốc, để rồi người đàn ông mà cô muốn có được trong suốt cuộc đời lại khẩn khoản: “Em đừng đem thân xác và ký ức níu kéo anh!” Cô không có được người đàn ông mà mình khao khát, nhưng trong cô lại tràn ngập cảm xúc về anh, thứ cảm xúc mà chỉ có những trái tim khỏe khoắn, giàu có mới biết cách nuôi dưỡng, duy trì. Cô chữa trị nỗi đau bằng chữ nghĩa, một cách “chữa trực tiếp và sâu sát tới tận linh hồn”. Trong muôn vàn mâu thuẫn, cô lắng nghe, trò chuyện, chia sẻ khát vọng với chính mình và với bạn tri âm. Cô dồn sức cho sáng tác. Cô làm việc không ngưng nghỉ, nhiều khi đến kiệt sức. Cô truyền tinh lực vào nhân vật của mình… Và người đọc đã đọc, đã nâng niu tác phẩm của cô vì họ gặp nơi đó một người bạn biết trò chuyện, biết nhóm lên ngọn lửa của yêu thương. Những góc khuất của tâm hồn đã được chiếu rọi bởi thứ ánh sáng dịu dàng như thế.
Nhận xét nổi bật
maimailabaoxa
Hoa bên bờ, khó thể chạm tới được