Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Nhật ký son môi là cuốn tiểu thuyết thứ hai của Gào sau tập truyện ngắn bán chạy Cho em gần anh thêm chút nữa.
Toàn bộ cuốn truyện không phải là những trang nhật ký ghi lại những sự việc, cảm xúc diễn ra theo kiểu từng ngày, từng giờ, trái lại, nó được kết cấu chặt chẽ với cốt truyện rõ ràng và đơn tuyến. Thời gian ước tính kéo dài khoảng 5 tháng, xoay quanh câu chuyện nhân vật "tôi" - một cô gái hơn hai mươi tuổi xinh đẹp, cá tính, sắc sảo, dám yêu, dám sống và dám chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình. Cô có người yêu kém 2 tuổi đang du học nơi trời Tây, chàng trai ấy phản bội cô và cô sống khổ sở trong sự ngăn cấm của gia đình chàng trai, trong tình yêu da diết mãnh liệt và tinh thần thủy chung như nhất dù có bao cách trở, cũng như phải đối mặt với những khó khăn trong công việc, cuộc sống và thời kỳ khó khăn "khủng hoảng tuổi hai mươi".
Cùng với đó là các cuộc gặp gỡ tưởng như tình cờ với những cô gái tuổi 8x, 7x khác, những cô gái với các câu chuyện tình, với quan niệm yêu, quan niệm sống khác nhau nhưng có tác động không nhỏ đến "tôi".
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 0.17MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Văn học Việt Nam » Truyện ngắn, tản văn
Đánh giá của KOMO
Em giấu nỗi buồn trong thỏi son môi,
Để mấp mé nụ cười qua đôi môi trát kỹ.
Gào đã mở đầu Nhật ký son môi bằng hai câu thơ như thế. Hai câu thơ này đủ thâu tóm toàn bộ tinh thần của Nhật ký son môi. Ở cuốn tiểu thuyết dành cho giới trẻ này, không thiếu những sôi nổi cuồng nhiệt của tuổi trẻ, những niềm vui nhỏ đặc trưng trong thế giới của họ: Facebook, Skype, club, yoga… Tuy nhiên, cũng giống như hai câu thơ ấy, đó chỉ là vẻ bề ngoài, là nỗi buồn được giấu trong những thú vui tiêu khiển đôi khi khiến họ lại càng cảm thấy lạc lõng. Mở đầu truyện, Gào đã nói về tình yêu trong thời đại công nghệ như thế này: “Đã qua rồi cái thời khoảng cách địa lý trở thành một bài toán quá khó đối với những mối quan hệ. Người ta dễ dàng gặp nhau mỗi ngày cả khi ở xa nhau nhờ công nghệ. Ví dụ như chúng tôi có thể ngồi nói chuyện với nhau qua Skype 24h mỗi ngày. Hoặc nói chuyện điện thoại thâu đêm suốt sáng.” Thế nhưng, căn bản của mọi mối quan hệ vẫn là tình yêu, sự quan tâm, trân trọng dành cho nhau; mạng xã hội cũng chỉ như một thỏi son, có thể tạo ra một nụ cười, có thể che giấu nỗi buồn nhưng không là hạnh phúc thực sự. “Khi chúng ta sống trong thời đại số, mọi thứ được chứng minh bởi công nghệ. Đôi khi, tình cảm cũng không ngoại lệ.”
Bên cạnh những dòng cảm xúc nhớ thương của nhân vật tôi dành cho người yêu đang du học, Nhật ký son môi còn xen kẽ câu chuyện về tình yêu của những người phụ nữ khác mà tôi quen biết. Tất cả tạo nên bức tranh sinh động về một bộ phận giới trẻ sống nổi loạn, yêu cuồng nhiệt, nhiều hoang mang ngày hôm nay…Giọng văn của Gào đôi chỗ còn sa đà vào cảm xúc lan man khiến cho một số đoạn trong Nhật ký son môi tựa như văn nói. Vì thế, văn phong của Gào cuốn hút người đọc không phải bằng sự hoàn thiện về mặt kĩ thuật mà là sự chân thực. Từng dòng Gào viết đều cho người đọc cảm giác chân thực như thể cô đang kể câu chuyện của chính bản thân cô, theo lối viết mà cô vẫn hay tự nhận là “lối viết tự ăn mình”. Do đó, người đọc có thể hòa vào dòng cảm xúc của nhân vật vì dễ dàng nhận thấy một phần của mình ở đâu đó trong tác phẩm này.
Nhận định chuyên gia
Thế giới truyền hình
Gào viết văn mạch lạc, từng câu từng chữ đều rõ ràng và sáng sủa. Cô biết nắm bắt, dõi theo thế giới cảm xúc của mình một cách rành mạch và có phần tinh tế hơn đa số những người đồng trang lứa. Cách viết này không hẳn già dặn, nhưng những suy nghĩ được trải nghiệm trong tác phẩm lại là của một người già dặn hơn rất nhiều. Những trang văn hẳn phải được chắt lọc ra từ đời sống nội tâm của một cô gái "sống nhiều, trải nghiệm nhiều", đồng thời là sản phẩm của một cá nhân biết dõi theo từng nhịp sống của mình, không dễ dàng buông xuôi trước những cảm xúc và cảm nghĩ của mình.
Như đã nói, với lối viết "tự ăn mình" – viết dựa vào chính những chiêm nghiệm, cảm nghĩ, cuộc sống của mình, Gào trải lòng mình trong từng trang viết, trải ra những trải nghiệm của riêng cô. Rõ ràng, với nhan sắc và tính cách con người Gào, thì cô dễ dàng thu hút được hàng nghìn, hàng trăm nghìn và nhiều hơn nữa, những người quan tâm và tìm đến với văn chương của cô.
Vietnamnet
Theo như tiết lộ của tác giả, tiểu thuyết này đúng là một cuốn nhật ký. Tuy nhiên, nó không ghi lại những sự việc, những cảm xúc theo phong cách “Ngày… tháng… năm…” mà lại có kết cấu chặt chẽ và cốt truyện rõ ràng. Và tất cả những nỗi buồn, những khó khăn và bế tắc được chia sẻ trong truyện đều là cảm xúc thật của chính tác giả. Ngoài ra, Gào còn chia sẻ thêm rằng mục đích ban đầu của cô khi viết Nhật ký son môi là để dành tặng cho người bạn trai cũ, cũng là một nhân vật được nhắc đến trong truyện. Tuy nhiên, sau khi hai người chia tay thì cuốn tiểu thuyết đã phải nằm ở trạng thái chờ một thời gian.
Mặc dù vậy, cuối cùng, Nhật ký son môi cũng được hoàn thành, nhưng không phải cho một người như mục đích ban đầu, mà là cho nhiều người - những người mà cô yêu thương nhất. Có lẽ vì lý do đó, tác giả trẻ này quyết định sẽ dùng toàn bộ số tiền thu được từ Nhật ký son môi làm từ thiện.
Được biết, so với tập truyện đầu tay thì Gào kỳ vọng vào cuốn tiểu thuyết này hơn. Không chỉ bởi cô đầu tư nhiều cho Nhật ký son môi, mà còn vì nếu ấn phẩm này thành công, cô sẽ có cơ hội phát hành tiếp phần hai với tên Mắt xanh, mỏ đỏ.
Nhận xét độc giả
Thảo luận