Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Cuốn sách là một công trình nghiên cứu công phu về bản sắc văn hóa Quảng Nam trong sự gắn bó chặt chẽ với văn hóa Chăm. Cuốn sách bàn về những nội dùng chính: sự thật về hai chữ “Nam tiến”, văn hóa Quảng Nam biến đổi theo tiến trình lịch sử, ngôn ngữ Quảng Nam như là ngôn ngữ của người Chăm nói tiếng Việt. Toàn bộ nội dung cuốn sách là nỗ lực khai phá những tri thức mà theo tác giả, đã bị chìm khuất, hay lãng quên trong lịch sử, mà nay cần tạo dựng để giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện, sâu sắc về văn hóa – vốn là một vấn đề không bao giờ giản đơn.
Nhà xuất bản: Phương Nam Book,NXB Thời Đại
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 2.94MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Khoa học xã hội » Lịch sử, chính trị
Đánh giá của KOMO
“Lịch sử đã đến lúc cần phải gắn chặt với dân tộc học chứ không phải chỉ là những dòng sử liệu của các triều đại phong kiến.” Hồ Trung Tú đã trả lời phóng viên báo Pháp luật thành phố như vậy khi được hỏi về điều anh muốn gửi gắm trong cuốn sách độc đáo của mình. Hồ Trung Tú không phải là một nhà dân tộc học, càng không phải là một nhà sử học. Anh là một nhà văn, nhà báo, một người đam mê nghiên cứu cội nguồn và bản sắc dân tộc. Không ít ý kiến cho rằng Hồ Trung Tú đã quá táo bạo khi viết nên cuốn sách này. Tuy nhiên, chính Hồ Trung Tú đã khẳng định, anh không sợ cuốn sách của mình sai, vì điều quan trọng anh muốn là phát quang một con đường anh tin là chưa từng có: nghiên cứu bản sắc dân tộc theo cả quá trình nó đã trải qua, chứ không phải như thứ nó đã trở thành ngày nay.
Cái đáng quý ở cuốn sách là những câu hỏi tại sao và những nỗ lực giả đáp chúng. Đọc tư liệu tham khảo, có thể thấy Hồ Trung Tú đã dày công đến mức nào để tạo nên công trình này. Không thỏa mãn với những cứ liệu có trong sử Việt, tác giả tìm đến cả những tài liệu lịch sử nước ngoài, những bức tranh người nước ngoài vẽ về Việt Nam. Qua đó, tác giả đã phác họa ra một con đường văn hóa – con đường Nam tiến của người Việt. Đến vùng Quảng Nam, tác giả khẳng định rằng không phải người Việt đã đến chốn không người, mà họ đã gặp những người Chăm, cùng chung sống và ảnh hưởng văn hóa của nhau. Tiếp đó, tác giả cố gắng tái hiện không gian văn hóa của vùng đất này theo tiến trình lịch sử: những sự thay đổi về phong tục, tập quán, cách ăn mặc,…Đề cập tới tất cả các vấn đề này là một việc vô cùng khó khăn, bởi như ta biết, tư liệu về chúng là rất ít. Tuy nhiên, chính tại đây, nhiệt huyết truy vấn cội nguồn và đi tìm sự thật của tác giả lại càng bộc lộ rõ.
Phần mà Hồ Trung Tú đề cập sâu nhất, có lẽ cũng là phần mà anh tâm đắc nhất, là ngôn ngữ. Tác giả đã đưa ra một giả thiết của riêng mình để lý giải câu hỏi: tại sao tiếng Việt của vùng Quảng Nam lại khác biệt với ngoài Bắc như vậy. Thống kê rất nhiều hiện tượng ngôn ngữ, hình thức biến âm, tác giả muốn chứng minh một cách thuyết phục luận điểm khác lạ của mình. Hồ Trung Tú đúng hay sai khi nói về ngôn ngữ Quảng Nam như vậy? Câu hỏi này cần được trả lời, nhờ vào sự nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, sâu sắc hơn nữa của các chuyên gia, nghĩa là những cuộc tranh luận lịch sử, để truy tìm sự thật. Và đó cũng chính là mong muốn của nhà văn.
Nhận định chuyên gia
Liam Kelley, blog leminhkhaiviet.wordpress.com
Cuốn sách Có 500 năm như thế của HTT vì vậy đã làm rất tốt việc chỉ ra nhu cầu suy nghĩ về cuộc Nam tiến và mối quan hệ Chăm-Việt một cách đa chiều hơn, và những ý tưởng mà cuốn sách này đưa ra có thể giúp độc giả suy nghĩ về những vấn đề ấy.
Andrea Hoa Pham, tạp chí Văn hóa Nghệ An
Chưa biết điều khẳng định ‘Mỹ Sơn chính là di sản tổ tiên ta để lại’ đúng đến đâu nhưng chắc chắn làm người đọc cảm động và cảm phục. Có 500 Năm Như Thế là một bằng chứng đẹp về cái thao thức bất tận trong việc đi tìm sự thật, bằng một thái độ viết tâm huyết, nghiêm túc, được nâng đỡ bởi một tâm hồn lãng mạn, bay bổng.
Inrasara
Chúng ta là Chăm “đang nói tiếng Việt bằng giọng Chàm”. Đây là một nhận định vừa chuẩn xác vừa dũng cảm, vừa khoa học vừa nhân văn. Nó là bước quan trọng để hóa giải lịch sử và hòa giải dân tộc
Nhận xét nổi bật
Dương Văn Tam
Có 500 Năm Như Thế (Tái Bản)