Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Lấy đề tài chiến tranh, Dòng Sông Mang Lửa là một tiểu thuyết chân thực về sự hy sinh xương máu của người lính nơi trận chiến. Toàn bộ quá trình đặt nền móng đầu tiên xây dựng đường ống dẫn xăng dầu, xuyên lửa đạn Trường Sơn và dẫn dầu vào chiến trường được miêu tả sinh động qua từng trang viết.
Mạch chính của tiểu thuyết chính là những gian truân, hy sinh của người lính, mà “mỗi phuy xăng qua trọng điểm Trà Ang phải đổi một mạng người”, hay sự anh dũng của người lính khi cõng xăng vượt qua trận địa bom từ ... Không chỉ có vậy, những nhân vật may mắn bước ra khỏi chiến tranh lại mang theo bao thương tích, chất độc da cam… Họ còn phải đối mặt với những bi kịch của cuộc sống do chiến tranh gây ra, như việc sau 5 năm tham chiến không có tin tức, khi trở về thì vợ đã có con với bố đẻ… Những sự kiện có thật trong dòng chảy lịch sử hòa quyện với đời sống, tâm lý của các lớp nhân vật khiến người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về chính cuộc chiến tranh, về cả những được - mất của chiến thắng.
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 0.5MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Văn học Việt Nam » Tiểu thuyết VN
Nhận định chuyên gia
Hồ Sỹ Hậu
Khi còn chiến đấu ở mặt trận, chúng tôi vẫn bảo nhau bao giờ viết được cuốn tiểu thuyết “Xa Hà Nội”. Vậy mà khi trở về, chúng tôi mỗi người mỗi hoàn cảnh, người hy sinh, người bị thương, người bị nhiễm chất độc màu da cam,… và cuốn tiểu thuyết này của tôi như những trang viết lịch sử về cuộc chiến đẫm máu đó. Nhiều người cho rằng đây là cuốn tiểu thuyết tư liệu, nhưng tôi muốn coi đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử. Mong rằng nó sẽ đến được với mọi người.
Lam Thu – VnExpress
Nếu như đường Hồ Chí Minh là một huyền thoại, đường ống dẫn dầu là huyền thoại trong huyền thoại, thì cuốn tiểu thuyết Dòng Sông Mang Lửa đã kể lại câu chuyện về những con người làm nên huyền thoại ấy.
Nhà lý luận phê bình văn học Bùi Việt Thắng
Đọc toàn bộ tiểu thuyết, độc giả sẽ hiểu một cách ngọn ngành và thấu đáo cuộc chiến tranh trên một mặt trận đặc biệt ác liệt – đường ống xăng dầu Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ…
… Nhà văn của chúng ta chỉ ghi giản dị hai chữ “tiểu thuyết” cho tác phẩm mang nặng đẻ đau của mình suốt mấy chục năm sau chiến tranh – như một món nợ tinh thần phải trả với tất cả đồng đội ai mất ai còn – và trong hơn 700 ngày viết. Đây không phải một thái độ trung dung, như ai đó nghĩ, theo tôi, đó là niềm tin không gì lay chuyển nổi của nhà văn, vì nó là cuốn tiểu thuyết tâm huyết của một đời văn, nó là “tiểu thuyết cuộc đời”. Nó là của tôi, của anh, của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.
Nhà lý luận phê bình Chu Văn Sơn
Có thể xem Dòng Sông Mang Lửa như một cuốn biên niên sử bằng văn xuôi nghệ thuật về binh chủng xăng dầu; một bản anh hùng ca về người lính đường ống; cũng có thể xem nó là một bảo tàng đặc biệt của ngành xăng dầu Trường Sơn: bảo tàng bằng ngôn từ.
Đại tá – nhà văn Phạm Hoa
Cuốn tiểu thuyết không chỉ ngồn ngộn tư liệu mà còn có cái nhìn rất lãng mạn, thể hiện tình yêu, tình đồng đội trong sáng, cao đẹp của lớp người đi qua chiến tranh thời kỳ ấy.
Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn
Dù là một cây bút mới, nhà văn Hồ Sỹ Hậu đã cho ra đời một tác phẩm đồ sộ với nhiều trang viết đạt, có tư duy tiểu thuyết, tiếc là ngôn ngữ văn chương còn hơi khô cứng. Dòng Sông Mang Lửa là khúc tráng ca về bộ đội xăng dầu, sẽ lưu lại cho thế hệ sau ký ức về những điều dường như không thể tưởng tượng được mà những người lính đã trải qua trong chiến tranh.
Nhà văn Thùy Dương
Anh Hồ Sỹ Hậu có trong mình cả một kho tàng mà những nhà văn lớp sau như chúng tôi chỉ dám mơ ước. Dòng Sông Mang Lửa không phải là cuốn sách đọc để giải trí, người đọc cần phải quan tâm để có thể tiếp cận kho tàng tư liệu này. Qua tác phẩm này tôi cảm nhận được sự vĩ đại của cuộc chiến tranh chống Mỹ, đồng thời sợ hãi trước những mất mát quá lớn mà chúng ta đã phải trả giá.
Nhà thơ Vũ Quần Phương
Cuốn tiểu thuyết mà cũng có thể là hồi ức, là lịch sử biên niên, cho thấy sự hình thành một kỳ tích vào loại vĩ đại nhất của kháng chiến chống Mỹ. Độ lùi của thời gian hay sự từng trải đã tạo cho tác giả một giọng kể ôn tồn, không cao giọng ngợi ca hay quá bi thương sầu thảm. Kịch tính của câu chuyện không hình thành từ những xung đột cá nhân và từ ý chí con người trước chiến tranh ác liệt. Tiếc rằng sức lôi cuốn của tiểu thuyết vẫn ở sự kiện hơn là từ tâm tư, số phận con người, tác giả chưa dứt khoát giữa vai trò nhà văn khám phá tâm hồn nhân vật và nhà chép sử ghi lại đầy đủ sự kiện. Tin rằng chặng sau sự công hiến của tác giả sẽ đậm hơn nữa những phẩm chất của văn học.
Nhà thơ Bằng Việt
Dòng Sông Mang Lửa đã chạm đến mạch ngầm của sử thi, với giá trị tư liệu cực lớn. Cách viết của Hồ Sỹ Hậu có chất cổ điển, không thay đổi bút pháp đột ngột mà tuần tự kể chuyện, gây ấn tượng bằng giọng trần thuật đĩnh đạc và hấp dẫn.
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ
Đây là cuốn sách hấp dẫn, sinh động, khiến một người từng nhiều năm ở chiến trường như tôi đồng cảm sâu sắc. Chúng ta đã có những trải nghiệm rất lớn, có một hiện thực phong phú để khai thác vậy mà ngày nay nhiều nhà văn không còn viết nữa, chỉ những người rất nhiệt tâm, rất yêu cuộc sống mới tiếp tục viết mà thôi.
Nhận xét độc giả
Thảo luận