Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Sông Côn Mùa Lũ - bộ trường thiên tiểu thuyết lịch sử được Nguyễn Mộng Giác viết rõng rã trong bốn năm (1978 – 1981) với những cố gắng rất cao, trong thời kỳ gian nan nhất của cuộc đời mình: hai năm lang thang thất nghiệp, hai năm làm công trong tổ hợp mì sợi Dân Sinh Phú Lâm. Ông coi Sông Côn Mùa Lũ như một món nợ phải trả cho quê hương Bình Định. Tác phẩm ngay từ khi mới ra mắt đã được các nhà phê bình văn học đánh giá là một bộ tiểu thuyết công phu và giàu giá trị nhân văn, đồng thời đạt giải thưởng Sách Hay năm 2012 cho hạng mục Sách Văn Học.
Sông Côn Mùa Lũ gồm 101 chương, chia làm 7 phần lớn (1 – Về An Thái; 2 – Tây Sơn thượng; 3 – Hồi hương; 4 – Phương Nam; 5 – Vượt đèo Hải Vân; 6 – Phú Xuân; 7 – Kết từ), mở đầu từ năm 1765 khi hai anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ theo học giáo Hiến – một nhà Nho vừa trốn nạn Trương Phúc Loan chuyên quyền, từ Phú Xuân lánh vào quê vợ (An Thái) và kết thúc vào năm 1792 khi Nguyễn Huệ mất và An (con giáo Hiến, người yêu của Nguyễn Huệ) ra Phú Xuân dự đám tang vua Quang Trung. Xuyên suốt tác phẩm là chuyện kể đan xen giữa mối tình tuyệt vọng của An và Nguyễn Huệ với những biến cố thời cuộc của lịch sử Việt Nam thế kỷ 18.
Với Sông Côn Mùa Lũ, tác giả đã mượn những thăng trầm, tan hợp đầy sóng gió của gia đình ông giáo Hiến, của ba anh em Tây Sơn,… để tái hiện một thời kỳ lịch sử lao đao của dân tộc với những nỗi đau, mất mát trong sâu thẳm mọi tầng lớp, từ nông dân tới trí thức, chứ không chỉ đơn thuần tập trung miêu tả cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và xây dựng Nguyễn Huệ thành một nhân vật anh hùng xuất chúng với những chiến công lừng lẫy. Vì thế, nhân vật trong Sông Côn Mùa Lũ đã được tác giả chia làm hai tuyến: tuyến các nhân vật có thực của lịch sử và tuyến các nhân vật hư cấu của đời thường. Các nhân vật lịch sử, như Nguyễn Thiếp, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Trần Văn Kỷ, Nguyễn Hữu Chỉnh,… và đặc biệt là Nguyễn Huệ được tác giả theo sát sử kiện để miêu tả. Tuyến các nhân vật hư cấu được tác giả dùng làm đại diện cho tầng lớp nông dân thấp cổ bé họng chịu đựng những cơn lốc của thời đại, đã bị lịch sử “lôi kéo” vào các biến động tiếp nối. Họ đã đón nhận, tham gia vào lịch sử bằng nhiều cách khác nhau: người thụ động nhẫn nại chịu đựng lịch sử, kẻ say mê bạo lực và chết vì bạo lực, người trí thức nghệ sĩ cố sống trung thực và bị đào thải vì lòng trung thực, người cơ hội lịch sử để tìm lợi riêng, người phụ nữ lãng mạn mà thực tiễn, sức chịu đựng bền bỉ, tháo vát và sáng suốt trước hoạn nạn… Ở đây, tính thế sự và tính lịch sử đã được Nguyễn Mộng Giác kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn, tạo nên sức hấp dẫn cho một bộ trường thiên tiểu thuyết.
Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook:
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Văn học Việt Nam » Tiểu thuyết VN
Nhận định chuyên gia
GS.TS. Mai Quốc Liên
Với Sông Côn Mùa Lũ, lần đầu tiên trong văn chương Việt Nam có một trường thiên về lịch sử thế kỷ 18. Tác phẩm rất hấp dẫn, trước hết là vì phẩm chất văn học của nó. Các sử sự thì ta đã biết cả rồi nhưng những tình cảm, những thôi thúc nội tâm, những suy tưởng, những quan hệ giữa con người với con người trải dài qua một biến cố lớn lao thì đây là lần đầu ta tiếp xúc. Và sự phong phú của nó, vẻ đẹp của nó... lôi cuốn ta, lôi cuốn những người yêu lịch sử dân tộc, yêu con người Việt Nam nhân ái và quả cảm.
Nhà thơ, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn
Bộ trường thiên tiểu thuyết Sông Côn Mùa Lũ [...] đã trở thành một sự kiện văn học đáng kể vì đem đến cho người đọc một bức tranh hoành tráng về thời đại Tây Sơn, trên đó nổi bật lên hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung như một nhân cách văn hóa lớn, có sự cuốn hút tri thức đương thời, một nhân cách bắt rễ sâu vào trong từng số phận bé nhỏ của đời sống và vươn tới tầm vóc tạo dựng thời đại...
Thành công lớn của Nguyễn Mộng Giác là đã trình bày thuyết phục và nhuần nhuyễn sức hấp dẫn văn hóa của người anh hùng nông dân Nguyễn Huệ, thách thức những định kiến lịch sử. Đó là một góc nhìn rất mới mẻ và táo bạo của nhà văn với nhân vật lịch sử độc đáo, phức tạp này.
Nhận xét độc giả
Thảo luận