Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Một trong những tên tuổi đã góp công sức không nhỏ vào sự hình thành và phát triển của nghề kinh doanh trong buổi đầu trứng nước đó là Lương Văn Can. Trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển thương giới Việt, Lương Văn Can được coi như một người thầy khi cụ đã dồn tâm sức nghiên cứu và viết sách dạy buôn bán. Bên cạnh đó, với những kiến thức và kinh nghiệm có được từ thương trường, cụ đã đúc kết những chân lí - môt cái Đạo cho giới kinh doanh. Cả cuộc đời cụ là sự minh chứng cho Đạo kinh doanh mà cụ đã gây dựng cho thương giới: kinh doanh là phụng sự tổ quốc, hay nói xa hơn, kinh doanh là phụng sự xã hội.
Nhà xuất bản: NXB Trẻ,Tổ Hợp Giáo Dục Pace
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 1.29MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Kinh tế, kinh doanh » Câu chuyện thành công
Đánh giá của KOMO
Khi đặt bút viết những dòng đầu tiên của Thương học phương châm, cuốn sách giáo khoa đầu tiên của thương giới Việt Nam, cụ Lương Văn Can đã chia sẻ: "Bây giờ phong khí mở rộng, hoàn cầu đi lại như một nhà, đường bộ thì có hỏa xa, đường thủy thì có hỏa thuyền, không trung thì có tàu bay, lại thêm điện báo để thông thư tín, điện thoại để thông âm ngữ, tin tức đã mau, vận tải rất tiện, người mà thông buôn bán thì làm giàu rất tiện…"
Đọc lại cuộc đời và sự nghiệp của cụ Lương Văn Can, không ít người tự hỏi: Cái “thương đạo” (hay gọi là "đạo kinh doanh") mà cụ vẫn hay nhắc đến thực ra là gì?
Phải chăng đó là chữ “tín” trong kinh doanh, là truyền thống buôn bán ngay thẳng, thật thà không gian dối mà bản thân cụ là một điển hình?
Phải chăng đó là cách thức liên kết trong làm ăn mà cụ thường gọi là “thương hội” để cùng nhau tạo nên sức mạnh tổng lực đẩy nền kinh tế quốc gia tiến về phía trước?
Phải chăng đó là cách đối đãi với khách hàng, đồng sự hay nhân công của mình một cách thấu tình đạt lý, tôn trọng, sẻ chia theo cách đôi bên cùng có lợi?
Hay phải chăng, đó là việc cố gắng kiếm được thật nhiều tiền, rồi mang phần lớn số tiền kiếm được đó để cống hiến cho xã hội bằng việc xây trường cho trẻ nghèo, gửi tiền cho kháng chiến, cứu trợ đồng bào gặp thiên tai hay lập quỹ khuyến học, khuyến tài…?
Tất nhiên, tất cả những yếu tố đó là một phần của đạo kinh doanh, của truyền thống kinh doanh cao đẹp mà Cụ đã chỉ ra, đã đề cao và kêu gọi mọi người học theo.
Nhận định chuyên gia
Giản Tư Trung - Người Sáng Lập PACE
Cụ Lương Văn Can còn chỉ ra những điểm hạn chế chính của những người làm kinh doanh Việt Nam thời bấy giờ: Không có thương phẩm, không có thương đạo, không có thương học, không biết giao thiệp, không biết trọng nghề, không có kiên tâm, không có tín thực… Gần 100 năm sau, Người Việt gia nhập kỷ nguyên toàn cầu hóa, ngẫm lại, thấy thắt lòng vì những điều người xưa nói vẫn còn nguyên giá trị. Và dẫu hiện nay chúng ta đang cùng chung sống, làm ăn trong bối cảnh toàn cầu hóa thì doanh trí Việt Nam vẫn đang có một khoảng cách quá xa so với doanh trí thế giới, cả về tư duy và tầm nhìn, cả về cái tâm và cái đạo.
Nhận xét độc giả
Thảo luận