Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
‘Người vô sự’ gồm hai phần:
Phần một là những lời dạy của tổ Lâm Tế về thế nào là vô sự. Tổ Lâm Tế là người xuất gia, học tập nhiều về kinh, luật và luận. Cuối cùng, ông quyết định chọn dòng tu thiền để đạt được chứng ngộ mà không phí hoài cuộc đời trong sự tìm kiếm, học hỏi vô ích. Lâm Tế Ngữ Lục do một đệ tử của ông là Pháp sư Tuệ Nhiên ghi chép lại những bài giảng, những cuộc đối thoại, trò chuyện giữa Tổ với vị sư và đệ tử.
Phần hai là phần bình giảng của thiền sư Thích Nhất Hạnh về những điều tổ Lâm Tế truyền dạy.
Cuốn sách giúp người đọc thoát khỏi những giáo điều, kinh luận, tụng niệm hằng ngày một cách máy móc để có được sự thanh thản, an lạc ngay trong giây phút hiện tại.
Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 0.52MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Thiền định, Tôn giáo, tâm linh » Tâm linh
Đánh giá của KOMO
Bản chất của cuộc đời vốn dĩ là cuộc chạy đua hay đơn giản chỉ là buổi dạo chơi chốn tạm?
Bản chất của sống là không ngừng đấu tranh cho ham muốn hay an nhiên tự tại với điều ta đang có?
Mời bạn cùng một lần làm ‘Người vô sự’; ‘ngồi chơi với Tổ’ Lâm Tế Lục và thầy Nhất Hạnh, để lắng lòng mình nghe ý nghĩa của mỗi khoảnh khắc nhân sinh.
Thế nào là người vô sự?
“Người vô sự là con người tự do, ở đâu cũng làm chủ được mình.”
“Con người vô sự tuy rất tích cực trong việc giúp đời độ người, nhưng không bao giờ bị kéo theo hoàn cảnh và công việc, không bao giờ đánh mất mình trong mong cầu, trong dự án, trong công việc. Ta làm không phải vì tiếng khen, vì danh lợi, vì quyền thế, mà vì tình thương. Con người vô sự luôn luôn còn là mình, còn tự do, không bao giờ bị kiệt sức, cho nên con người vô sự còn mãi thong dong.”
Làm thế nào để trở thành người vô sự?
“…Những điều chúng ta đi tìm không phải ở trong kinh điển hay trong một vị thiền sư. Kinh điển và thiền sư chỉ có khả năng giúp tưới ẩm những hạt giống tốt đã có sẵn trong ta…”
“…Con người vô sự là người đã dừng lại, không còn vướng mắc vào một lý thuyết, một giáo pháp, một đường lối nào nữa hết. Con người vô sự có tự do, có khả năng sống hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại, không bị bất cứ một cái gì kéo đi…”
Hơn 700 trang sách thấm đẫm ngôn ngữ thiền triết với những câu chuyện gần gũi hòa với lời bình giảng của thiền sư Thích Nhất Hạnh giúp độc giả tìm được ‘mặt trời thanh tịnh’ của chính mình; tăng an lạc, giảm sân si, nhìn rõ chất thiền của bản ngã, của vạn vật để sống thực, sống đúng, sống cho hiện tại vì "quá khứ đã trôi qua, tương lai chưa đến, hiện tại thì không bao giờ dừng trụ".
Như nắng sớm soi rọi lên lấp lánh sương mai còn đọng trên cánh sen,
Như bầy hồng hạc mầu nhiệm đã tìm được chốn huyền diệu,
Đây an lạc xin dành tặng cho Người vô sự!
Nhận định chuyên gia
Báo Thanh Niên
Ngôn ngữ thiền tràn đầy qua những câu chuyện trong Người vô sự, được lồng trong những lời bình giảng của thiền sư Nhất Hạnh về ngữ lục của tổ Lâm Tế. Vì thế, cuốn sách có cái tựa khá dài, nếu viết đầy đủ phải là: Lâm Tế ngữ lục đại toàn: Người vô sự. Nhưng thiết nghĩ, chỉ cần ba chữ Người vô sự là quá đủ rồi. Vì ba chữ ấy gói ghém được điều tổ Lâm Tế xưa kia chỉ dạy và điều thiền sư Nhất Hạnh đời nay muốn giảng, rằng: "Dù cho quý vị có ở một mình trên đỉnh cô phong, mỗi ngày ăn một bữa, ngồi thiền suốt đêm, không đặt lưng xuống giường... Dù cho quý vị có bố thí cả thành quách quốc gia, cả vợ con, bố thí cả đầu mắt, tủy não, voi ngựa, mọi thứ của mình đều đem ra cho hết..., tất cả đều không bằng làm một người vô sự...".
Vậy Người vô sự là gì? Bạn có thể tự tìm câu trả lời cho mình sau khi gấp sách lại.
Nhận xét độc giả
Thảo luận