Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Sau khi phong trào Cần vương thất bại, nhiều cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp ở Việt Nam lại tiếp tục nổ ra, nhưng theo hướng đi mới mẻ hơn. Trong số đó, nổi bật có phong trào Đông Du (1905 - 1909) do Phan Bội Châu (1867 - 1940) đề xướng và Phong trào Duy Tân (1906 - 1908) do Phan Châu Trinh (1872 - 1926) phát động tại miền Trung Việt Nam. Để cứu nước, Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật Bản, lập ra Hội Duy Tân (1904) với mục đích là lập ra một nước Việt Nam độc lập. Còn Phan Châu Trinh, sau khi tiếp thu tư tưởng canh tân, đã từ quan (1904), rồi làm cuộc du ngoạn Nam Bắc với mục đích xem xét dân tình, sĩ khí và tìm người có cùng chí hướng.
Sau đó, ông bí mật sang Quảng Đông (Trung Quốc) gặp Phan Bội Châu, trao đổi ý kiến rồi cùng sang Nhật Bản, tiếp xúc với nhiều nhà chính trị tại đây (trong số đó có Lương Khải Siêu) và xem xét công cuộc duy tân của đất nước này. Những trang viết của Phạm Ngọc Cảnh Nam tiếp tục dựa trên những cứ liệu lịch sử, khai thác hình ảnh đầy nhuệ khí của những người yêu nước đất Quảng, dẫn dắt người đọc vào không gian của những trận chiến, những sách lược, những tư duy đổi mới bằng một giọng kể vừa hào hùng vừa pha lẫn chút ngậm ngùi..
Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn,Phương Nam Book
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 1.4MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Văn học Việt Nam » Tiểu thuyết VN
Đánh giá của KOMO
Thế kỷ bị mất của Phạm Ngọc Cảnh Nam là cuốn tiểu thuyết gần như đầu tiên viết về phong trào Duy Tân đất Quảng. Đây là phong trào vận động cách mạng khởi phát từ Quảng Nam rồi nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh ven biển miền Trung cũng như trên phạm vi cả nước. So với các cuộc vận động cách mạng ở Việt Nam trước đó, chẳng hạn như Phong trào Cần Vương của thế kỷ XIX - bao gồm Phong trào Nghĩa hội Quảng Nam, thì sự lan rộng này là bước tiến khá quan trọng.
Tất cả những sự kiện lịch sử nêu trên đều được nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam nghiền ngẫm để tìm cách ứng xử nghệ thuật tốt nhất trong Thế kỷ bị mất. Tác giả đã mở đầu cuốn tiểu thuyết của mình bằng một trang trần thuật của người kể chuyện ngôi thứ ba, ở thời điểm tối nay của thì hiện tại, nói cụ thể hơn là thời điểm tối nay của thời hiện đại, tức một buổi tối của đất Quảng sau mấy cuộc chiến tranh, một buổi tối của đất Quảng đang tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp sau năm 1975 nhằm giới thiệu Phạm Hinh - thường được gọi Cả Hinh, nhân vật chính do Phạm Ngọc Cảnh Nam hư cấu trong Thế kỷ bị mất - với căn bệnh lùng bùng tiếng trống trong tai như là sự trở lại của thế kỷ bị mất.
Không phải ngẫu nhiên mà Phạm Ngọc Cảnh Nam đã mở đầu và kết thúc Thế kỷ bị mất bằng hình ảnh người dân Quảng Nam với viên công sứ Pháp. Đây là dụng công nghệ thuật của tác giả nhằm làm nổi bật sự chuyển động từ dân khí trước duy tân đến dân khí trong duy tân. Dưới ngòi bút của Phạm Ngọc Cảnh Nam, tuy không đến mức tuyệt vọng như Tăng Bạt Hổ nhưng nhân vật Tiểu La Nguyễn Thành trong Thế kỷ bị mất cũng từng cảm thấy bị quan điểm bất bạo động của Phan Châu Trinh thuyết phục.
Trong “Thế kỷ bị mất” người đọc có thể nhận ra không ít hơn ba giọng kể: một của tác giả, một của nhân vật xưng tôi và một của các nhân vật khác khi độc thoại nội tâm. Sự đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật này làm cho hiện thực trong tác phẩm trở nên lung linh, đa tầng, đa nghĩa, đưa người đọc thâm nhập vào các sự kiện cũng như tâm tư nhân vật ở từng thời điểm khác nhau. Như được tận tai nghe một người Quảng Nam kể lại câu chuyện trăm năm trước của quê hương mình.
Cuốn tiểu thuyết lịch sử của Phạm Ngọc Cảnh Nam gây ấn tượng bởi chất Quảng đặc sệt rất thu hút, từ giọng văn kể chuyện đến cách miêu tả đều mang đậm sắc thái của vùng đất này. Một trăm năm đã trôi qua, mọi thứ đều đã lắng xuống, đã đọng lại, thậm chí đã bị lãng quên, nay dường như được đánh thức qua giọng văn trầm lắng, thong thả rất đặc thù của một ngòi bút được xem là tiêu biểu cho miền Trung từ sau năm 1975 đến nay.
Nhận định chuyên gia
ThS. Bùi Văn Tiếng
Thế kỷ bị mất là những trang viết thấm đẫm chất quê mùa, mộc mạc, vừa êm đềm vừa quyết liệt, mang dấu ấn riêng của một vùng đất luôn hứng chịu nhiều gian nan, khó nhọc. Cho nên nổi bật lên tất cả, đây là cuốn tiểu thuyết viết về Quảng Nam, từ giọng văn kể chuyện đến cách miêu tả đều mang đậm sắc thái của vùng đất đầu sóng, ngọn gió này. Một trăm năm đã trôi qua, mọi thứ đều đã lắng xuống, đã đọng lại, thậm chí đã bị lãng quên, nay dường như đang được đánh thức qua giọng văn trầm trầm, thong thả rất đặc thù của một ngòi bút được xem là tiêu biểu cho miền Trung từ sau năm 1975 đến nay.
Nhận xét độc giả
Thảo luận