Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Tiếp sau Chân dung cát, nhà thơ Inrasara lại tiếp tục cho ra đời một cuốn tiểu thuyết mới: Hàng mã ký ức. Đọc cuốn tiểu thuyết này, ban đầu người đọc có thể lầm tưởng nó với một cuốn hồi ký hay một công trình khảo cứu, bởi trong nó bao gồm đầy đủ những nội dung mà hai thể loại này đảm nhận. Ở chương 1, tác giả nhắc lại tuổi thơ của mình – một hình thức hồi ký. Chương 2, chương 7 là về anh em bằng hữu và thế hệ đi trước (những nhân vật có thật). Nhưng đến các chương: 3, 4, 5, 6, ông lại bàn về các vấn đề như: văn học, ngôn ngữ, tính khí Chăm, lịch sử và huyền sử Chăm, và dành cả chương 8 cho một nội dung rất thu hút: Ma Hời. Đan xen giữa sự thực và hư cấu, câu chuyện riêng tư và câu chuyện của cả cộng đồng, ấy là những gì được thể hiện trong Hàng mã ký ức.
Nhà xuất bản: NXB Văn Học
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 2.75MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Văn học Việt Nam » Tiểu thuyết VN
Đánh giá của KOMO
Hàng mã ký ức là một câu chuyện lớn được kết từ rất nhiều câu chuyện nhỏ khác nhau. Tính liên văn bản được thể hiện trong tác phẩm rõ ràng như thể nó được lắp ghép: không thiếu những trích dẫn từ các tác phẩm của chính nhà văn, những liên tưởng, đối chiếu, liên hệ xa gần. Inrasara muốn tạo sinh thứ gì đây? Đó có lẽ là băn khoăn của độc giả khi lướt qua nội dung, nhưng nếu đã “nhập” vào từng chương, thì có lẽ câu hỏi ấy sẽ phải nhường chỗ cho niềm thích thú được trải nghiệm một sự hòa trộn thú vị, “ngon mắt”, “lạ miệng”.
Đọc cuốn sách, chúng ta sẽ được nghe về thuở ấu thơ xúc động, tuổi thanh niên sôi nổi và đầy nhiệt huyết của nhà văn. Ta cũng sẽ hiểu thêm những nét quan trọng trong văn hóa Chăm, gồm cả văn học, ngôn ngữ, phong tục, quan niệm sống. Inrasara viết về dân tộc mình với đủ tình thương mến mà vẫn không hề né tránh những điểm bất toàn. Chuyện cúng ma Hời, chuyện hỏa thiêu, cách nghĩ về sống chết,… được kể lại sinh động và chi tiết.
Tiếp theo chuyện chung là những chuyện đời riêng, những gương mặt thân thương gắn bó với cuộc đời tác giả. Đó, thực ra cũng là một cách vẽ khác cho cùng một khuôn mặt Chăm. Bên cạnh những nét tĩnh tại kia, còn những hình họa sống động về sự biến chuyển của số phận Chăm, tinh thần Chăm trong thời đại mà nhà văn đang sống.
Như đã viết trong tác phẩm, với Inrasara, “lịch sử là một mớ hổ lốn”. Tinh thần hậu hiện đại như thấm nhuần vào ngòi bút khi ông đặt tiêu đề cho những thứ mình viết là Hàng mã ký ức. Nó chỉ là hàng mã, chỉ là một thứ mô phỏng, yếu ớt, mong manh, thiếu sót so với hình ảnh mà nó muốn thể hiện. Một sự tự ý thức đầy khiêm tốn chăng? Hay là một chút châm biếm vui tươi với sản phẩm mình tạo ra? Lại một thứ mong manh, dễ mất như Chân dung cát. Dường như ngay trong tiêu đề, tác giả đã bộc lộ một cảm thức về thời gian, sinh mệnh đặc trưng của dân tộc mình.
Nhận định chuyên gia
Lưu Văn – phongdiep.net
Inrasara viết “nghiên cứu” mà hấp dẫn như… tiểu thuyết vậy.
Đà Nẵng cuối tuần
Thời hậu hiện đại, con người đã nghĩ khác, đã tin/ không tin khác. Con người không tham vọng bao quát cả thế giới nữa mà nhấn vào các chuyện kể mang tính cá nhân, địa phương, tạm bợ trong hoàn cảnh cụ thể; nó không đòi hỏi ở đó một chân lý phổ quát, ổn định và đòi hỏi tất cả mọi người tin vào nó. Hậu hiện đại đòi hỏi ta tiếp nhận các "sự thật" này với con mắt mở lớn. Của một nhân loại đã trưởng thành.
Tiểu thuyết Hàng mã ký ức muốn thử kể câu chuyện khác về Chăm, theo tinh thần đó. Nên nó không là hồi ký, hồi ức mà chỉ có thể là hàng mã của ký ức. Một tiểu thuyết đúng nghĩa.
Nhận xét độc giả
Thảo luận