Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Thời đại Edo (1603 – 1867) dưới sự lãnh đạo của Mạc phủ Tokugawa kéo dài 264 năm có thể xem là một trong những thời kỳ êm đềm nhất trong lịch sử Nhật Bản. Văn học được đại chúng hóa và văn hóa trở thành văn hóa của thị dân. Sinh vào đầu thời Edo, Ihara Saikaku (1642 – 1693) là nhà thơ haiku và tác gia tiêu biểu cho dòng tiểu thuyết “phù thế thảo tử” (thể loại tiểu thuyết xã hội đương thời). Phần lớn cuộc đời ông viết về cuộc sống thị dân Edo với những mối quan tâm về tiền bạc và sắc tình. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là Năm Người Đàn Bà Si Tình (Hiếu sắc ngũ nhân nữ). Cùng với Vũ Nguyệt Vật Ngữ (Truyện kể trong mưa và trăng) của Ueda Akinari, Năm Người Đàn Bà Si Tình của Ihara Saikaku là những lời cảnh tỉnh về sắc dục và ái tình.
Sự đen tối của tâm hồn con người trước cám dỗ của sắc dục được miêu tả rất tinh tế trong Năm Người Đàn Bà Si Tình. Nhưng không có tội lỗi nào mà không bị trừng phạt, chỉ là vấn đề sớm hay muộn mà thôi. Mô-tip tội ác và trừng phạt được khắc họa sắc nét trong tác phẩm qua các truyện tiêu biểu “Chuyện về nàng Oshichi si tình”, “Chuyện về vị phu nhân đa tình” và “Chuyện nàng Osen đa tình”,... cho thấy bản chất con người ở đâu và ở thời nào cũng đều vậy. Có chăng khác biệt là cách diễn đạt mà thôi.
Nếu như có thể rút ra một bài học sâu sắc nhất từ kiệt tác này, có lẽ đó là bài học về sự kiềm chế lòng tham dục. “Ở thế gian này nếu hàng phục được ái dục khó hàng phục, thì sầu khổ tự nhiên rụng như nước giọt lá sen.” (một câu trong kinh Pháp Cú)
Năm Người Đàn Bà Si Tình đã từng được dựng thành phim, quay lần đầu tiên vào năm 1948, còn lần thứ hai năm 1954 do chính tay đạo diễn Mizoguchi Kenji - một trong ba đạo diễn lừng danh nhất của Nhật (hai người kia là Kurosawa Akira và Ozu Yasujiro) dựng phim.
Nhà xuất bản: NXB Văn Học
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook:
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Văn học nước ngoài » Kinh điển, cổ điển
Nhận định chuyên gia
Dịch giả Phạm Thị Nguyệt
Nếu cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Saikaku – cuốn Người đàn ông si tình – được đánh giá là tác phẩm hiện thực nhất của ông thì cuốn Năm người đàn bà si tình được công chúng xem là đầy chất tưởng tượng và thơ mộng hơn. Dầu là hiện thực hay thơ mộng, những tác phẩm của Saikaku phần lớn đều chấm dứt bằng số phận bi thảm của các nhân vật trong truyện: kẻ chết, người quyên sinh, kẻ thì phải xuất gia… Bởi lẽ tầng lớp thị dân Nhật Bản thời đó, dù đông đảo, vẫn chưa phải là một lực lượng độc lập; ngược lại, họ vẫn là một lực lượng phụ thuộc bên cạnh tầng lớp thống trị là giai cấp phong kiến.
Nhận xét độc giả
Thảo luận