Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Câu chuyện hội họa tập hợp những bài viết của họa sĩ Thái Tuấn về hội họa và thưởng thức hội họa. Bên cạnh đó, ông còn có những bài tiểu luận viết về cuộc sống dưới góc nhìn của một người làm mĩ thuật.
Cuốn sách chia làm hai phần với các đề mục như sau:
Câu chuyện hội họa
Thái độ cần thiết khi xem tranh.
Phê bình nghệ thuật.
Thưởng ngoạn và phê bình nghệ thuật.
Hội hoạ cổ điển.
Ấn tượng và siêu thực.
Trường biểu hiện.
Nhận xét về hội hoạ trừu tượng.
Thế giới của hội hoạ.
Đường nét và màu sắc.
Hình thể trong hội hoạ.
Đời sống đồ vật trong tranh.
Cuộc phiêu lưu của hình thể trong hội hoạ.
Loại tranh mộc bản Việt Nam.
Đứng trước giá vẽ hôm nay.
Tuổi của nghệ thuật.
Sự đầu thai của một ý tưởng trong hội hoạ.
Cái bánh của thằng Hề.
Những dấu chân của Adam.
Tranh và tiểu luận
Con thuyền giấy.
Sáng tạo nghệ thuật.
Những khoảng cách.
Hình sắc và tư tưỏng trong hành động sáng tạo.
Những chiếc thương thuyền ở Delft.
Màu của ánh sáng.
Một vài ý nghĩ nhân xem loại tranh Tết.
Tín hiệu gởi đến từ khoảng không gian vô tận.
Một nhà sưu tập tranh.
Dòng sông bóng nước.
Những giấc mộng lớn và những giấc mộng con.
Những con chim sẻ.
Những bông cúc dại.
Này em, em có biết.
Một cuộc găp gỡ.
Hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí.
Mơ về nguồn cội.
Gửi các bạn yêu nhạc Trịnh Công Sơn.
Chiếc ghế cũ.
Hình và bóng.
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 0.82MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Khoa học xã hội » Sách tham khảo
Đánh giá của KOMO
Câu chuyện hội họa của Thái Tuấn giúp những người yêu hội họa hiểu sâu hơn về khía cạnh sáng tác và thưởng thức hội họa qua góc nhìn của một họa sĩ. Chính vì Thái Tuấn là họa sĩ, không phải một nhà phê bình mĩ thuật nên cuốn sách này giống như lời tựa của ông viết: “là những lời tâm sự mộc mạc với tất cả chân tình để gợi ý về cái đẹp, về nghệ thuật gửi đến người yêu mến nghệ thuật.” Do đó, người đọc khi đến với cuốn sách này không phải đối mặt với những thuật ngữ chuyên môn, kiến thức hàn lâm khô khan mà vẫn có thể nắm bắt được những điểm chính yếu trong quá trình thưởng thức một tác phẩm hội họa để nâng cao hơn khả năng cảm nhận nghệ thuật của mình.
Đúng như cái tên của quyển sách, Câu chuyện hội họa nói về hội họa như một câu chuyện. Thái Tuấn đã rất khéo léo khi viết các bài tiểu luận về những vấn đề trong hội họa nhẹ nhàng như thể đang kể một câu chuyện thường ngày trong cuộc sống. Ở khía cạnh nào của hội họa hay việc thưởng thức hội họa, ông cũng nhìn ra được tính truyện của nó hay ngược lại. Điển hình là trong bài viết Cái bánh của thằng hề, ông nhìn ra được trong câu chuyện ấy bài học về “một lời nói dối đẹp đẽ, có thể trở thành một sự bịp bợm thô bỉ. Nghệ phẩm vốn là một “lời nói dối” mà kẻ làm ra và người thụ nhận đã cùng thỏa thuận và giao ước với nhau. Mất sự thỏa thuận đó thì trò đùa của tên Hề sẽ là điều bịp bợm, sự lừa đảo chỉ gây ra phẫn nộ và uất ức giống như vũng nước ảo ảnh trên bãi sa mạc. Người ta không thể kết tội và lên án cái phần giả của bông hoa và vũng nước, bởi vì cái phần giả cũng là do cái phần thực mà có. Trước khi có một bông hoa giả thì đã phải có những bông hoa thực.”
Bên cạnh đó, ở phần hai của cuốn sách có tên Tranh và tiểu luận, Thái Tuấn còn viết lại những suy nghĩ của mình về cuộc sống. Những bài viết như: Dòng sông bóng nước, Gặp lại Nguyễn Trung tại Paris, Những bông cúc dại, Một cuộc gặp gỡ… ít nhiều tiết lộ cho người đọc biết những trăn trở, suy tư của người họa sĩ: khi đối diện với cuộc sống, ông cũng đã nhìn ngắm nó bằng đôi mắt say mê trước cái đẹp như khi nhìn một bức tranh. Do đó, thế giới hiện lên qua từng câu chữ của Thái Tuấn vừa thân quen lại vừa khác biệt với chúng ta.
Nhận xét độc giả
Thảo luận