Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Võ sĩ đạo–Linh hồn của Nhật Bản là tác phẩm của Nitobe Inazo – nhà văn hóa tầm cỡ của Nhật Bản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Cuốn sách đã chỉ ra bề sâu của những nét tính cách tuyệt hảo trong quy phạm đạo đức của người Nhật là xuất phát từ võ sĩ đạo.
Khám phá Võ sĩ đạo–Linh hồn của Nhật Bản, người đọc sẽ thấy nguồn gốc hệ thống đạo đức “võ sĩ đạo” của nước Nhật, biết được các yếu tố cấu thành nên hệ thống đạo đức ấy. Nitobe Inazo cũng giúp độc giả hiểu bằng cách nào những ý thức đạo đức của người Nhật từ ngàn xưa vẫn được truyền lại tới hôm nay, khi mà ngày nay, từ mẫu giáo đến phổ thông, không có môn học nào về thần đạo hay võ sĩ đạo? Cuốn sách giúp bạn đọc có một cái nhìn khái quát về ý thức đạo đức và cách hành xử của người Nhật ngày xưa và qua đó hiểu được ý thức đạo đức và hành động của người Nhật ngày nay.
Được dịch ra hơn 30 ngôn ngữ trên thế giới, đã từng được tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt tự mình đọc và phân phát bản in cho bạn bè, Võ sĩ đạo–Linh hồn của Nhật Bản là một cuốn sách kinh điển về văn hóa Nhật Bản.
Nhà xuất bản: NXB Thời Đại,Quảng Văn
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 0.39MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Khoa học xã hội » Sách tham khảo
Đánh giá của KOMO
Cách đây một thế kỉ, khi Nhật Bản chuyển mình từ xã hội phong kiến sang quốc gia hiện đại, Nitobe Inazo-nhà giáo dục học người Nhật đã tự chất vấn về bản sắc dân tộc của ông. Khi được hỏi vì sao Nhật Bản có ý thức về đạo đức trong khi tôn giáo không được giảng dạy ở trường, Nitobe bất chợt trả lời: đó là Bushido (Võ sĩ đạo), đó là nền tảng cơ bản tạo nên tính cách người Nhật.
Trong quyển sách này, Nitobe đã lí giải cho độc giả biết Bushido đã trở thành hệ thống đạo đức như thế nào. Ông cho rằng Bushido bắt nguồn từ Thần Đạo, đạo Thiền và Nho giáo. Đó là những khuôn mẫu có ảnh hưởng rộng đến triết lí của người Nhật. Bên cạnh đó, ông còn thảo luận những vấn đề mà rất nhiều người nước ngoài quan tâm đến Nhật Bản như: ý nghĩa thực tiễn của việc hiến tế bản thân hay seppuku, cũng như tầm quan trọng của danh dự, đặc biệt là trong một trận chiến. Ngoài ra cuốn sách cũng đề cập đến sự lịch thiệp và chân thành rất nổi bật của người Nhật, ý nghĩ về lòng trung thành, vai trò của phụ nữ, quá trình huấn luyện và giáo dục tầng lớp binh sĩ quí tộc (Samurai)… Từ đó, chúng ta có thể thấy được những ảnh hưởng của Bushido lên người Nhật vẫn còn mạnh mẽ đến tận ngày nay để đi đến đúc kết cho tương lai.
Nitobe đã viết quyển sách này dưới hình thức như một tập hợp những bài tiểu luận nhỏ. Cuốn sách mỏng này rất dễ đọc. Những vấn đề Nitobe thảo luận rất rõ ràng và ngắn gọn. Ông không đề cập đến bất cứ chi tiết phụ bên lề nào, thay vào đó, ông so sánh tinh thần Bushido với văn hóa phương Tây. Bản thân cuốn sách này là một sự phản chiếu sâu sắc những khía cạnh cốt lõi của văn hóa Nhật Bản cận hiện đại-thứ vẫn còn ảnh hướng lớn lên văn hóa Nhật Bản hiện đại ngày nay. Vì thế, dù dễ hiểu và ngắn gọn, cuốn sách này vẫn cần được đọc một cách chậm rãi cẩn thận. Qua đó, người đọc có thể rút ra những bài học kinh nghiệm phù hợp để hoàn thiện bản thân hơn hoặc có cái nhìn so sánh tổng quát giữa xã hội mình đang sống và xã hội Nhật Bản.
Nhận định chuyên gia
Midwest Book Review
Vô cùng khuyến khích những sinh viên đang học về lịch sử văn hóa Nhật Bản đọc cuốn sách này. Võ sĩ đạo-Linh hồn của Nhật Bản là một bài diễn thuyết đầy sức mạnh, một cuốn sách với nhiều ý tưởng thích hợp cho cả ngày nay mặc dù nó đã ra đời cách đây 100 năm.
William Elliot Griffis
Tiến sĩ Nitobe đã lí tưởng hóa võ sĩ đạo ư? Tốt hơn là chúng ta nên hỏi, nếu không làm như vậy ông có chịu được không? Ông gọi mình là “bị cáo”. Ở bất cứ giáo lí, tín điều, và hệ thống nào, thí dụ và giảng giải sẽ thay đổi cùng với sự bành trướng của lí tưởng. Sự điều hòa được tích tụ dần và từ từ đạt được. Đó là một nguyên tắc. Võ sĩ đạo không bao giờ tới được mục tiêu cuối cùng. Võ sĩ đạo đã quá sôi nổi, và cuối cùng đã chết nhưng chết trong vẻ đẹp và sức mạnh.
Nhận xét độc giả
Thảo luận