Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Nữ Tu Sĩ là một tác phẩm thuộc truyền thống văn học Pháp và châu Âu chống lại những sự hà lạm của nhà thờ. Từ lâu nhà thờ Thiên chúa giáo là dinh lũy của chế độ phong kiến phản động. Nhà vua chuyên chế, các giai cấp thống trị dùng nó làm một lợi khí đắc lực để mê hoặc và đàn áp sự phản kháng của nhân dân... Cuốn truyện cho ta thấy nhà tu kín quả thật là một địa ngục trần gian, ở đó hàng ngày diễn ra những cảnh tu nữ bị nhục hình, những cảnh điên loạn ghê sợ... Nhưng Nữ Tu Sĩ còn bao hàm một chủ đề tư tưởng khác: quyền lợi người phụ nữ trong xã hội. Xuydan không chỉ là một cô gái hiền lành, mộ đạo, cô còn là một tâm hồn thiết tha yêu sự sống, một con người biết đấu tranh cho hạnh phúc của mình. Bao nhiêu đe dọa, bao nhiêu nhục hình vẫn không làm cô ngã lòng. Hình ảnh Xuydan là hình ảnh những phụ nữ Pháp có nghị lực và can đảm, ngày mai đây sẽ cùng toàn dân xông vào phá ngục Baxti để giải phóng cho mình và giải phóng cho dân tộc. Cũng vì ý nghĩa cách mạng đó của tác phẩm mà Nữ Tu Sĩ, viết xong năm 1760, mãi đến năm 1796, sau cuộc cách mạng tư sản Pháp và sau khi nhà văn từ trần, mới được xuất bản.
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 0.33MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Văn học nước ngoài » Tiểu thuyết đương đại
Đánh giá của KOMO
Nữ tu sĩ – một quyển tiểu thuyết đáng sợ và gây chấn động về tu viện, về thế giới của thần linh và những bí mật đen tối của bản năng con người.
Là một nhà tư tưởng theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan, chẳng trách vì sao tác phẩm của nhà văn lại chứa đựng những quan điểm phê phán, châm biếm về việc con người cuồng tín trước đấng tối cao “mù mờ” nào đó. Ông cho rằng không nên vì thế mà tự đày ải, chuốc khổ vào bản thân mình, vì con người phải biết tìm kiếm hạnh phúc cho cuộc sống trên trần thế. Trong Nữ tu sĩ, nhân vật chính Xuydan đứng giữa nhiều lằn xâu xé. Xã hội. Tư tưởng thần linh. Hạnh phúc cá nhân và những nhục thể rất đàn bà. Cô giữ trọn đạo làm con chiên ngoan ngoãn của Chúa, nhưng lại biết đấu tranh vì lý tưởng của riêng mình chứ không lẳng lặng chịu đựng như bao nữ tu khác. Phía sau bề ngoài an lành và cảm giác thanh tịnh của tu viện là biết bao cảnh tra tấn nhục hình thảm khốc. Chi tiết này thể hiện một phần vai trò của nhà thờ Thiên Chúa giáo trong bối cảnh xã hội lúc đương thời, vì chế độ phong kiến phản động cho rằng Thiên Chúa giáo sẽ góp phần truyền bá những tư tưởng sai lệch đến đầu óc người dân, bấy giờ còn ngu muội và mê tín dị đoan.
“Kẻ cuồng tín thì có được mục tiêu cao quý nào khi hành hạ mình như người điên để không muốn gì, không yêu gì, không cảm thấy gì, và nếu thành công, cũng sẽ biến thành một con quái vật thực sự.” Đó là một trong những quan điểm quyết liệt của nhà văn, dẫu không phải ai cũng đồng tình hay chấp nhận. Nhưng nhà văn Denis Diderot xứng đáng là một nhà tư tưởng lỗi lạc vì đã khai sáng quan điểm về quyền con người theo chủ nghĩa duy vật, khẳng định sức mạnh và quyền lợi của người phụ nữ mặc cho những trói buộc xã hội. Nghệ thuật tài hoa của ông là ánh sáng giúp người đọc thấu hiểu bản chất xã hội, giúp họ thiện – ác phân minh. Với những lý do đó, Nữ tu sĩ xứng đáng nằm trong những kiệt tác xuất sắc nhất về quyền con người của mọi thời đại và bất hủ theo thời gian.
Nhận định chuyên gia
Diderot
Có lẽ chưa bao giờ người ta viết một áng văn đả kích đáng sợ như thế về các tu viện.
Nhận xét độc giả
Thảo luận