Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Hương thơm còn lại tập hợp 22 truyện ngắn được tác giả viết tập trung vào khoảng từ năm 1998 đến năm 2001, cá biệt có truyện Tên tù binh được viết từ năm 1965-1970. Mỗi truyện đều có hình bóng của người lính - họ là những người bạn chiến đấu một thời mà tác giả không quên.
22 truyện ngắn xuất hiện trong tuyển tập theo thứ tự như sau:
- Hương thơm còn lại
- Cha con ông tướng
- Đất
- Chú bé thủ môn
- Má kể chuyện này
- Hoàng tử Cóc
- Đổi màu
- Muộn
- Vết sẹo
- Có lý thiệt!
- Choáng váng
- Chiếc chìa khóa màu vàng
- Tên tù binh
- Một bao gạo
- Ba người Hà Nội
- Trận thứ 101
- Người giấu mặt
- Chàng trai xứ Huế
- Viên sĩ quan biệt phái
- Bạn chồng
- Đều là con của mẹ
- Con búp bê
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 1.74MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Văn học Việt Nam » Truyện ngắn, tản văn
Đánh giá của KOMO
Điều thú vị đầu tiên dễ bắt gặp trong tập truyện ngắn Hương thơm còn lại là ở hầu hết tất cả các truyện, Đinh Phong đều đặt tên nhân vật theo công thức: thứ tự trong gia đình + tên thật/biệt danh. Vì vậy những cái tên như: Năm Cọp, Bảy Điểu, Tám Cô Đơn, Tư Châu, Bảy Nguyễn, Năm Loan, Bảy Lì, Năm Lợi…thường xuyên xuất hiện. Ngay từ truyện đầu tiên trong tập truyện là Hương thơm còn lại, tác giả đã lí giải điều này thông qua cuộc hội thoại giữa hai nhân vật như thế này: “Anh xin lỗi. Em tên gì?”, “ Anh nói trước đi. Anh thứ mấy?”, “Anh thứ bảy.” Từ đó, độc giả hiểu được trong chiến tranh, để tạo cảm giác thân mật như một gia đình, những người lính thường gọi nhau bằng thứ tự trong gia đình.
Tuy đã có nhiều nhà văn Việt Nam viết về chủ đề này, nhưng hình ảnh người lính và chiến tranh hiện lên trong tập truyện ngắn này của Đinh Phong vẫn mang phong vị riêng. Tác giả không đem lại cho người đọc cảm giác đau buồn, nặng nề về chiến tranh. Ông khai thác khía cạnh trong sáng, hồn nhiên pha lẫn chút cô đơn của người lính trẻ. Điển hình là trong truyện ngắn Hoàng tử cóc, Bảy Lì dù cũng thương Năm Lợi nhưng không dám đón nhận tình cảm của anh, vì cô đơn cô bắt một con cóc từ trên bờ xuống hầm rồi nuôi và trò chuyện với cóc, tưởng tượng một ngày nào đó, cóc sẽ biến thành hoàng tử như trong truyện cổ tích mình từng đọc. Dù chi tiết ấy chỉ là một lát cắt nhỏ trong đời sống người lính nhưng vừa thể hiện được tâm tư của họ, vừa cho thấy sự khắc nghiệt của chiến tranh.
Tuy nhiên, bằng cái nhìn thực tế của một nhà văn xuất thân từ nhà báo, Đinh Phong cũng không hề tô hồng những mất mát của chiến tranh. Chỉ là, ông chọn góc tiếp cận nhẹ nhàng với những khó khăn họ trải qua. Trong truyện Hương thơm còn lại, tác giả cho người đọc biết nỗi khổ của những cô gái thanh niên xung phong khi: “Mỗi cô gái thanh niên xung phong chỉ có hai ba bộ đồ đen. Mỗi ngày hành quân mặc một bộ. Mùa nắng thì buổi chiều tắm giặt. Buổi sáng sau quần áo chưa khô thì khi đi tải có thể phơi tiếp trên vai. Nhưng mùa mưa thì không làm sao có quần áo khô để mặc. Tranh thủ lúc nấu cơm hơ quần áo trên bếp, nhưng cũng không sao hết ẩm. Thỉnh thoảng có một ngày nghỉ, các cô tranh thủ giặt tất cả quần áo, rồi trải trên bãi cỏ để phơi. Bây giờ các cô gái không còn quần áo phải trầm mình dưới nước, đùa giỡn để chờ quần áo khô.” Vậy trong tình huống đó, nếu như có một anh bộ đội đang nằm ngủ trên bờ rồi giật mình tỉnh giấc, mọi chuyện sẽ như thế nào? Ngay sau khi vừa tiết lộ một thực tế trong chiến tranh, tác giả lại tiếp tục dẫn dắt người đọc đến một chi tiết dí dỏm. Sự xen kẽ đều đặn ấy khiến cho những câu chuyện của Đinh Phong mang nhiều sắc thái cảm xúc buồn, vui hòa lẫn vào nhau. Qua đó, độc giả có thể tiếp cận những khía cạnh khác nhau trong đời sống người lính.
Nhận xét độc giả
Thảo luận