Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Ngày mai nhớ Huế về thăm Huế là tập bút kí gồm 36 bài bút kí chia sẻ những suy nghĩ về Huế của nhà báo Hoàng Thị Thọ.
Các bài bút kí xuất hiện theo thứ tự như sau:
- Những trang viết ắp đầy tình yêu xứ sở
- Vườn Huế nơi chốn bình yên
- Bạch Mã vườn Thượng Uyển của Huế
- Nước non ngàn dặm ra đi…
- Đi trên sông Hương
- Ngày mai nhớ Huế về thăm Huế
- Huế khi du lịch – dịch vụ lên vị trí số 1
- Huế - Thời gian đã chứng minh tầm vóc một di sản văn hóa thế giới
- Festival Huế điểm đến luôn luôn mới
- Du lịch Thừa Thiên Huế: lắng nghe để phát triển
- Bao Vinh – Thanh Hà sao không là phố cổ du lịch?
- Để môi trường du lịch Huế xanh, sạch, đẹp hơn?
- Hổ Quyền – Điện Voi Ré bao giờ được trùng tu?
- Hào sảng Tam Giang
- Đường lên Sơng Thượng đường thơm
- Đời thế đã quá vui
- Về làng
- Từ tour “Hương xưa…” nghĩ về sức sống của một làng di sản văn hóa
- Alba Thanh Tân khu du lịch của thiên nhiên
- Làng nghề thủ công truyền thống Huế
- Chạm khắc, khảm xương đẹp tựa ngọc ngà
- Mai này Phường Đúc có còn?
- Đông Ba – phố chợ - một trung tâm tham quan, mua sắm thú vị
- Huế: bao giờ có lại chợ Gia Lạc?
- Mong manh nón Huế
- Bộ sưu tập Gió
- Huế mùa trăng Thu
- Ngọt ngào âm sắc Huế
- Ba nàng Tôn Nữ lặng lẽ…những nơi này
- Một người Huế chỉ Huế vài phần trăm
- Nhớ Tết ngày còn Mạ
- “người tình”…trăm năm
- Mắm
- Sắc màu bánh Huế
Nhà xuất bản: Phương Nam Book
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 7.77MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Văn học Việt Nam » Truyện ngắn, tản văn
Đánh giá của KOMO
Ngay từ cái tên Ngày mai nhớ Huế về thăm Huế, Hoàng Thị Thọ đã tỏ ra rất tinh tế khi chọn một tiêu đề dễ thương và giàu cảm xúc cho đứa con tinh thần của mình như thế. Tập hợp những bài viết tâm đắc nhất trong mấy chục năm làm báo, dường như mong ước khiêm tốn của tác giả là được chia sẻ với chúng ta những suy nghĩ về một vùng đất bao đời được tiếng trầm mặc, nay đang chuyển mình trong dòng chảy đổi mới mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa Huế phong phú và đa dạng.
Là nhà báo, Hoàng Thị Thọ kể cho chúng ta nghe biết bao câu chuyện đời thường sinh động bằng những con chữ trong sáng và dễ hiểu. Chị thâm nhập vào thực tế để giới thiệu với chúng ta nhiều trải nghiệm sâu sắc về những điều mắt thấy tai nghe trong hoạt động du lịch đủ gam màu sáng tối mà chị khắc khoải về một tiềm năng chưa được đánh thức. Chị cũng đã vẽ nên chân dung và tính cách những con người rất Huế qua nhiều hoàn cảnh khác nhau. Chị tìm về đường xưa lối cũ của không gian văn hóa đậm nét với bao nỗi hoài niệm và ước mơ.
Qua những bài viết về Huế của Hoàng Thị Thọ, không chỉ khiến độc giả là những người dân Huế bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm ấu thơ nơi quê hương mình mà còn giúp cho những người chưa bao giờ đến Huế hiểu thêm được những điều mới mẻ về vùng đất này. Bởi vì trong tập bút kí này có không ít những giai thoại dân gian đấy thú vị về Huế mà có lẽ không nhiều người biết đến. Trải lòng cùng Hoàng Thị Thọ qua những trang văn trong Ngày mai nhớ Huế về thăm Huế cho đến tận những câu chữ cuối cùng, có thể độc giả sẽ nhận ra không biết từ bao giờ mình đã yêu Huế và chỉ muốn đến vùng đất đó ngay lập tức sau khi gấp sách lại.
Nhận định chuyên gia
Nhà báo Trần Trọng Thức
Tôi có được niềm vui là qua những bài viết về Huế của chị trên các báo ở Sài Gòn, cảm xúc sâu lắng và văn phong nhẹ nhàng của tác giả đã cho tôi tìm lại nhiều kỷ niệm của một thời đi học mà hơn nửa thế kỷ xa xứ mưu sinh chừng như đã quên gần hết. Chẳng hạn như cảm giác lâng lâng về mấy tháng nghỉ hè ở quê ngoại, hay ngồi học thi mà tâm trí cứ đi theo tiếng rao văng vẳng của O bán chè ngoài ngõ. Rồi nhớ đến vành nón nghiêng nghiêng của cô bạn gái cùng xóm; mối tình Ô-Lý qua giọng ngâm “nước non ngàn dặm ra đi” thiết tha của cô giáo dạy văn trẻ trung xinh đẹp...
T.H – báo Phụ nữ
Đọc Ngày mai nhớ Huế về thăm Huế chắc chắn những người con xa Huế sẽ có dịp sống lại cùng năm tháng khó quên của mình.
Thất Sơn - Vnexpress
Mỗi trang viết của Hoàng Thị Thọ là nỗ lực mang đến một Huế trầm buồn, cổ kính với vẹn nguyên những giá trị truyền thống, văn hóa bám chặt vào cội rễ văn hóa của dân tộc, đồng thời, là một Huế với những dòng chảy tất bật hòa vào nhịp chảy chung của sự phát triển hôm nay.
Nhận xét độc giả
Thảo luận