Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Buồn buồn vui vui là tập hợp những ghi chép, những tản văn, tùy bút mà nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã viết trên suốt quãng đường văn chương mấy mươi năm của mình. Có những truyện ngắn và tản văn, ông viết cho độc giả, cho bạn bè để giúp vui; lại có những mẩu chuyện dường như ông chỉ viết cho bản thân, viết để lưu giữ hay gợi nhớ kí ức.
Cuốn sách chia thành hai phần:
- Phần 1: Buồn buồn vui vui (tập hợp truyện ngắn và tản văn)
- Phần 2: Chuyện đời nhớ lại, kể nghe chơi (kỉ niệm, hồi ức về những người bạn)
Nhà xuất bản: NXB Văn Hóa - Văn Nghệ
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 3.31MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Văn học Việt Nam » Truyện ngắn, tản văn
Đánh giá của KOMO
Đúng như cái tựa, đọc một mạch xuyên suốt cuốn sách, đặc biệt ở phần 1 đề tựa Buồn buồn vui vui, người đọc bị đưa vào biểu đồ cảm xúc lên xuống nhịp nhàng giữa hai thái cực, chẳng qua, biên độ dao động không nhiều, có thể tóm gọn bằng câu: chợt buồn rồi lại chợt vui.
Ở Lời chị dặn, nghe người chị dặn đứa em trong đêm tỉ tê tâm sự chuẩn bị bước chân vào nghề tiếp viên, đôi khi chúng ta sẽ phì cười nhưng vẫn cảm thấy nhoi nhói trong lòng. Cuộc đời chị nào phải không bị sóng gió xô đẩy vì cái nghèo, vì phải kiếm tiền mà dấn thân bươn chải. Nhưng chị kể sao thật thật nhẹ nhàng, như con đường cứ đi rồi cũng tới đích. Hoặc như đọc truyện Con heo nhà, độc giả thấy được chất hóm hỉnh trong cách kể chuyện của nhà văn. Hình ảnh gia đình nông thôn nuôi heo hiện lên bình dị và đáng yêu, để rồi rơi vào nốt lặng khi chúng ta nhận ra, trong nhà người ta nuôi heo nuôi chó nhưng số phận chúng thực không giống nhau. Kiểu trào phúng trong tản văn Cái nết nhậu lại mang đến một trận cười khác khi nhìn vào bàn nhậu và chứng kiến những nguyên tắc ngộ nghĩn đến mức oái oăm.
Bên cạnh đó, phần 2 của cuốn sách, độc giả nào thích nghe chuyện nghệ sĩ sẽ cảm thấy thú vị lắm, thích nhiều so với lên mạng xem bài viết của các anh chị viết bài theo kiểu “chui gầm giường nghệ sĩ”. Bởi vì, đây là lời của nhà văn kể chuyện nghệ sĩ. Những cái tên lừng lẫy hiện ra một cách dung dị nhất: Văn Cao, Lê Thương, Trịnh Công Sơn, Hồng Sển… Đặc biệt, lời kể “nghe chơi” của nhà văn khi nói về con trai mình, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, có nét gì đó thật dễ thương, tràn đầy tình cảm cha con.
Trong sách, sau những thoạt buồn thoạt vui và những nụ cười, vẫn có những bài học đọng lại từ chính kinh nghiệm của một nhà văn thành công của văn chương Việt Nam. Ông đúc kết kinh nghiệm của mình, và muốn khuyên những người cầm bút chỉ một ý nhỏ: “Đi để nhớ, nhớ để viết.”
Nhận xét độc giả
Thảo luận