Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Thời đứa bé bướng bỉnh là tiểu thuyết mang tính hồi ký của tác giả Chung Lệ Tứ. Câu chuyện kể về tuổi thơ của cô bé Lệ Tứ từ lúc sinh ra đời cho đến khi 13 tuổi với bao câu chuyện vui buồn gắn liền với vận mệnh đất nước Trung Hoa từ năm 1948 đến năm 1961. Lệ Tứ bị tách khỏi cha mẹ khi mới 3 tháng tuổi vì cha cô là quân nhân phải ra mặt trận chiến đấu. Được vợ chồng người chị của mẹ nuôi nấng đến năm 5 tuổi thì cô bé về ở với bố mẹ và các anh chị em khác tại Trùng Khánh. Với bản chất thông minh, lanh lợi hơn người nhưng lại thẳng thắn, trượng nghĩa, thích làm việc thiện cùng với sự giáo dục nghiêm khắc của cha Lệ Tứ lớn lên từng ngày, gây ra bao chuyện khổ sở, khóc cười cho mọi người và gia đình vì những trò quậy phá, bày trò của cô….
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 1.27MB
Đánh giá của KOMO
Tiểu thuyết Thời đứa bé bướng bỉnh là một bức tranh sinh động về tuổi thơ của chính tác giả Chung Lệ Tứ.
Cô bé Lệ Tứ từ khi mới ra đời đã là sự thất vọng của mọi người vi sự xấu xí lại sinh non trong khi mẹ cô lại “xinh đẹp đoan trang”, cha cô lại “rất đẹp trai.” Tuy vậy, mẹ vẫn yêu thương cô, mỉm cười dự đoán “cuộc sống của con cũng sẽ vô cùng phong phú.” Ngay từ nhỏ đã bệnh tật ốm yếu, suốt ngày làm bạn với thuốc. Phải chia cách cha mẹ từ khi 3 tháng tuổi đến 5 tuổi mới trở về với bố mẹ đẻ “Chuyến xe lửa đó mang đến cho tôi một bước ngoặt khác trong cuộc đời”. Lệ Tứ về ở với cha mẹ nhưng lúc đầu luôn nghĩ mình bị kẻ xấu bắt đi, căm giận khôn nguôi. Nhưng tình thương của cha mẹ đã làm cô bắt đầu hiểu và thương họ. Ở nơi ở mới, cô bé ốm yếu bệnh tật được cha huấn luyện và nuôi dưỡng như một người lính: ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ, dậy sớm tập thể dục, học võ, học viết, đọc sách lịch sử, binh pháp… Còn mẹ cô lại thường dịu dàng đọc sách, giảng giải điều hay, dạy cô làm toán… Thật hiếm thấy một đứa trẻ nào lại có sức chịu đựng và ý chí kiên cường như Lệ Tứ. Lệ Tứ giống như một miếng bọt biển, hấp thụ hết tất cả những thứ được cha mẹ dạy dỗ và xã hội tuyên truyền. Đến lúc đi học, thật sự Lệ Tứ mới bộc lộ rõ con người của mình. Là một người thông minh, lanh lợi. cô bé học trước và biết hết những gì thấy cô sắp dạy cho mình tại lớp, cùng với tính cách mạnh mẽ, hiếu động Lệ Tứ chẳng thể nào ngồi yên trong lớp học. Lớp 1 là năm học mà cô bé phải chuyển đến 4 lớp, là học sinh lớp 1 đầu tiên và là nữ sinh đầu tiên bị ghi tên vào bảng ghi nhớ tội và được tất cả mọi người biết đến với biệt danh “con ngựa bất kham”, “Bất kỳ chuyển đến trường nào lớp nào, thành tích môn học của tôi luôn đứng nhất toàn khối nhưng xếp hạng đạo đức nếu không là loại C thì là loại D”… Cuộc sống của cô bé cứ trôi qua với những trò quậy phá, với những câu chuyện học tập tấm gương các anh hùng, cùng đất nước Trung Quốc yêu quí và noi gương đất nước Liên Xô, tham gia những phong trào diệt trừ cái xấu, cánh hữu… Lệ Tứ làm tốt có, làm sai có, nhưng luôn kiên cường chịu đựng những trận đòn roi trừng phạt của cha mà không khóc vì cô được dạy anh hùng đổ máu chứ không đổ nước mắt nhưng lại chấp nhận rơi nước mắt khi biết đến hoàn cảnh nghèo khổ của những người bạn “Cha, con biết không nên dễ dàng rơi nước mắt nhưng con… nhưng con thật đã đến chỗ đau lòng rồi!” Cuộc sống của cô bé Lệ Tứ là những câu chuyện hài hước, vui nhộn và đầy những tình huống bất ngờ do cô bé tạo ra bới tính thông minh không đúng chuyện của mình. Những câu chuyện suốt 13 năm tuổi thơ của Lệ Tứ cho độc giả thấy, đó là một cô bé được giáo dục nghiêm khắc, hiểu lý lẽ, ham học hỏi, thông minh, nhanh nhạy, dũng cảm, rất kiên cường, tâm địa lương thiện, nhiệt tình cởi mở, tự trọng cao và luôn nghĩ đến người khác. Xã hội chủ nghĩa Trung Quốc cũng dạy cho cô bé trở thành một người trượng nghĩa, biết chia sẻ, biết lo lắng về vận mệnh đất nước, biết phấn đấu, hy sinh và tin vào tương lai tươi sáng.
Với lối kể chuyện hài hước, vui nhộn nhưng cũng không kém phần xúc động, tình cảm đã thể hiện lý tưởng, những đạo lý vào từng câu chữ, Lệ Tứ vẽ lại tuổi thơ của mình với những ngọt ngào, hạnh phúc và cũng đầy đau đớn, nước mắt. Hình ảnh cô bé Lệ Tứ cũng chính là hình ảnh của những đứa trẻ có những suy nghĩ lớn vượt khỏi lề thói, đạo lý hàng ngày nhưng cũng khép mình vào khuôn phép bởi những đòn roi, hấp thụ những tư tưởng, chân lý của người lớn, của xã hội, đất nước, buộc chúng phải sống và hành động để đáp ứng được sự kỳ vọng.
Tuổi thơ của cô bé Lệ Tứ kết thúc từ năm 13 tuổi với bao biến cố nhưng lại mang lại cho người đọc nhiều bài học quý giá, về cách nuôi dạy con trẻ; về phương thức giáo dục; những đạo lý làm người; tình cảm gia đình, đồng chí, đồng bào; tình yêu quê hương đất nước, sự đoàn kết chung tay xây dựng đất nước dù đất nước ấy có lái người dân theo lý tưởng, con đường khác nhau…
Nhận xét độc giả
Thảo luận