Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Chiều chiều là câu chuyện kể ôn lại kỷ niệm của một con người đã đi dọc chiều dài lịch sử. Tô Hoài đưa chúng ta về một làng quê Bắc bộ với những câu chuyện từ "cải cách ruộng đất" rồi "sửa sai", từ "thời bao cấp", "làm hợp tác xã" đến "đổi mới kinh tế thị trường"... Cả một thời kỳ lịch sử đầy biến động hiện lên chân thực với bao số phận, bao cảm xúc buồn vui lẫn nhiều điều oái oăm, ngang trái...
Đọc Chiều chiều, ta thấy Tô Hoài như chính lão Ngải kia - ngày ngày vẫn ngồi bên bụi tre lép, bên ấm nước chè vò, mắt nhìn xa xăm, nhớ chuyện cũ, người xưa mặc thế thái nhân tình đổi thay...
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 0.72MB
Đánh giá của KOMO
Năm 1997, Tô Hoài viết Chiều chiều. Năm 1999, cuốn hồi ký này xuất bản, gây "sóng gió" trong dư luận bởi bức tranh sinh động nó vẽ nên. Một tác phẩm của ánh sáng mới, dẫu cho sự tồn tại của nó những ngày đầu làm hao tổn tâm trí của bao người. Nhưng giờ đây, người ta không thể viết phê bình hay lịch sử văn học mà không đọc đi đọc lại Chiều chiều của Tô Hoài - nhà văn luôn đấu tranh tư tưởng để nói ra sự thật về một giai đoạn dài, với những ẩn khuất tưởng chừng như sẽ mãi chôn chặt vào quá khứ.
Có thể nói, với Chiều chiều, ngòi bút hồi ký của Tô Hoài đã mang một hình dáng mà ngay cả những độc giả quen thuộc của ông cũng không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay đổi sặc mùi "ỉa đái của đất Kẻ Chợ". Không bao che, bào chữa, không lẩn quẩn, vòng vo, Chiều chiều thẳng thắn phê phán những sai lầm của thời kỳ Cải cách ruộng đất, những chiếu lệ của đời sống chính trị và cái kỳ lạ của hiện thực bấy giờ.
Điều lý thú khi đọc Chiều chiều là người ta, cảm tưởng như thật, trước mắt mình đang diễn ra cuộc mai phục "bắt gái điếm" và "những người giặt xi líp thuê cho gái điếm"; người ta bất ngờ bắt gặp một Thế Lữ, một Phan Khôi, một Hoàng Trung Thông hay Phùng Quán rất khác so với những gì đã tưởng tượng. Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính với những thói tật đời thường, những câu chuyện riêng tư, những bí ẩn sâu kín cứ thế được vén mở, không ngại ngần, nhưng đầy tấm lòng chân thành của người bạn văn chân chính.
Dòng chảy của cuộc đời thực trong Chiều chiều, tự nhiên trôi theo từng câu chữ, như chính giọng văn "lan man kề cà nhưng lại không hề vô vị" của Tô Hoài. Người ta đọc hồi ký của ông, để được nhìn thật gần và thật sâu về một thời mà ai cũng muốn lui thật xa về dĩ vãng...
Nhận xét độc giả
Thảo luận