Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Chiến tranh thế giới thứ II và những hệ lụy mà nó mang lại cho các quốc gia, nhất là những nước thất trận, thật sự là một nỗi kinh hoàng. Gia đình của tiểu thư Kazuko cũng không nằm ngoài vòng lốc xoáy khốc liệt đó. Từng là một gia đình quý tộc cao sang ở Nhật Bản, trận chiến kinh hoàng đã mang tất cả sự giàu sang và cả niềm kiêu hãnh của tầng lớp quý tộc trong gia đình cô đi. Chỉ còn lại một bà mẹ bám lấy những kiểu cách cuối cùng còn sót lại của tầng lớp mình từng thuộc về và sống với niềm vui le lói của ánh tà dương đó, còn lại người em trai Naoji mang một tâm hồn héo hắt, không thể chịu đựng thêm một sự giả dối nào khác và đã mang cái chủ nghĩa hư vô đi vào cõi chết, và còn Kazuko cùng sự cố gắng vẫy vùng khỏi vũng lầy hiện tại. Ba nhân vật tiểu thuyết, ba số phận cuộc đời nhuốm màu của tà dương theo những cách khác nhau, nhưng đều để lại dư vị đắng chát, trăn trở với câu hỏi: “Sống hay không sống?”.
Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn,Phương Nam Book
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 2.04MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Văn học nước ngoài » Kinh điển, cổ điển
Đánh giá của KOMO
Không đơn thuần chỉ là miêu tả sự suy tàn của một gia đình quý tộc, Tà dương còn là câu chuyện của cuộc chiến chống chọi với một thời đại đầy ảo tưởng của những con người dù ở bất kỳ địa vị nào cũng trở thành nạn nhân của nó. Và, cuộc loay hoay tìm kiếm ý nghĩa thật sự của cuộc sống, vấn đề “sống hay không sống” đã trở nên ám ảnh hơn bao giờ hết.
Gia đình quý tộc của cô tiểu thư Kazuko cũng khốn cùng dần theo từng làn tên mũi đạn chiến trường, thế nhưng mỗi người trong cái gia đình ấy vẫn bám vào một thứ lương tri tự nguyện. Người mẹ, bất chấp thời thế, vẫn bám lấy nguồn gốc quý tộc của mình mà sống với cái đẹp bi thiết của ánh “tà dương”. Naoji chàng thanh niên đứng chênh vênh giữa đôi bờ hiện thực và hư vô và đang cố bám lấy cái biểu tượng hoàn hảo của “quý tộc tính” – người mẹ của mình – để có lý do sống, để dù trở nên xa lạ với tất thảy cuộc đời vẫn còn một sợi chỉ mảnh ràng buộc mình với sự sống. Nếu người mẹ chết đi, Naoji sẽ ra sao?
Chỉ có cô con gái kỳ diệu Kazuko – một nốt nhạc bổng trong bản nhạc toàn những nốt trầm. “Con người không bao giờ trùng khít với chính mình" (Mikhail Bakhtin), đằng sau và ở bên trong cái vẻ mong manh dễ vỡ ấy của Kazuko là cả một “khối sống” mạnh mẽ. Dù ở hoàn cảnh nào, Kazuko cũng có thể sống, như một người bình thường. Khối sống của Kazuko khác khối sống bản năng của một cọng cỏ ở chỗ nàng dám sống để tuyên chiến với thứ đạo đức cổ hủ về quan niệm tình yêu cá nhân vẫn còn nguyên trong xã hội Nhật Bản lúc đó. Kazuko yêu và tự nguyện có con với nhà văn Uehara, một người lớn tuổi hơn cô rất nhiều, đã có gia đình, một ông già xấu xí cả về hình thức và tư cách, luôn bê bết say sưa tối ngày trong các tửu điếm. Đây là bi kịch hay là niềm tự hào của Kazuko, một cô gái chưa bao giờ quên nguồn gốc quý tộc của mình trong bối cảnh của một cuộc sống thực tế đã trở nên quá đỗi khó sống này?
“Sống” hay “không sống” đều là bi kịch đối với kiếp người, phản ánh tâm trạng vỡ mộng và bế tắc đến cùng cực của một bộ phận nào đó người Nhật thời hậu chiến. “Thiên cổ gian nan duy nhất tử”, một kẻ khinh thường cuộc sống, chết không được nên khinh thường cả cái chết, sống lay lắt ngày này qua tháng khác thì tâm trạng sẽ như thế nào đây? Hẳn nhiên là nỗi thống cảm cùng cực!
Có thể nói tác phẩm của Dazai mang tính “hậu hiện đại” đến mức ngạc nhiên. Cái bi kịch của Yozo trong Thất lạc cõi người, cuộc vượt thoát của Kazuko trong Tà dương có khác gì mỗi con người chúng ta trên đường tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống? Chính tất cả những điều đó đã làm nên một Dazai ám ảnh đến từng con chữ!
Nhận định chuyên gia
Hoài Nam
“Sống” hay “không sống” trong Tà dương còn là sự thức nhận về một nỗi đau trong đời sống tinh thần của thời hiện đại: Cái tầm thường (chứ không chỉ là cái giả dối, cái xấu, cái ác) đang bức tử cái cao nhã (chứ không chỉ là cái chân thực, cái đẹp, cái thiện). Theo tôi, đó là điều đáng nói nhất ở tiểu thuyết Tà dương, một tác phẩm dường như có rất ít điều để nói nếu nó chỉ được nhìn nhận ở góc độ lối viết, kỹ thuật viết.
Nhận xét độc giả
Thảo luận