Uncategorized

Một cuộc hội ngộ văn hóa khả tri

atinh-kha-tri-1348826184_480x0

Tính khả tri của văn hóaBàn về ý niệm phổ biến, ý niệm đồng nhất, ý niệm chung và về cuộc đàm đạo giữa các nền văn hóa là một công trình hết sức quan trọng, có tính chủ đạo và hướng đạo của François Jullien, một nhà nghiên cứu tư tưởng đương đại lừng danh, chủ nhiệm khoa ngôn ngữ và văn minh Đông Á, viện trưởng Viện Tư tưởng đương đại của Pháp, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc học.

Trong lịch sử đã từng xảy ra những cuộc gặp gỡ, đàm thoại giữa những nền văn hóa qua trao đổi, mậu dịch, di dân, định cư, truyền giáo và kể cả chiến tranh… Sắc thái, tầm vóc và nhu cầu đàm thoại văn hóa thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử ấy. Và đến ngày hôm nay, khi làn sóng Toàn cầu hóa đổ bộ ào ạt lên mọi quốc gia thì yêu cầu hội ngộ văn hóa càng trở nên bức thiết hơn. Tuy nhiên, toàn cầu hóa không có nghĩa là ta sẽ có được một cuộc hội ngộ văn hóa bình đẳng và dễ dàng. Văn hóa là thực thể động lực của mọi bình diện liên quan đến con người: chính trị, xã hội, kinh tế… và có rất nhiều loại hình văn hóa: cô lập, tha hóa, truyền thống, khai phóng… nên nếu ta không phát hiện ra hướng “chủ đạo”, hướng “phổ biến” để tạo ra sự bền vững cho văn hóa, hội ngộ văn hóa rất có thể sẽ trở thành xung đột văn hóa và gây ra nhiều hệ quả xấu cho cả nhân loại.

JULLIEN-François

Tác giả François Jullien

Vậy chúng ta phải  làm gì, làm như thế nào để tạo ra một cuộc hội ngộ văn hóa khả tri đây? Đó cũng là cái mà François Jullien đã ra sức tìm lời giải trong trong công trình này. François Jullien là người Pháp, hấp thụ nền văn hóa Tây phương nhưng ông lại sống lâu ở Trung Hoa, cảm nghiệm sâu sắc “thiên hạ” Trung Quốc, vùng đất tựu hội gần như mọi tinh túy của thế giới Đông phương. Ông nhận ra rằng, để chuyển tải văn hóa, nếu Tây và Đông cứ đứng riêng rẽ và tách bạch nhau bởi những giá trị văn hóa hữu hình thì đều khó đáp ứng yêu cầu hiện nay. Thế nên, triết gia đã tìm cách đưa ra được một dạng tam giác cân bằng: thiết đặt “phổ biến” vào thế vừa giằng co với mặt trái của nó là “đồng nhất”, vừa hơi dè dặt với cái xuất phát từ trong hiệu ứng là “cái chung”. Trong đó, các giá trị văn hóa hữu hình và vô hình hòa quyện vào nhau một cách nhuần nhuyễn, hài hòa.

Một cuốn sách thẫm đẫm tính triết học, không dừng lại ở chỗ cung cấp những kiến thức đã được chưng cất, khảo sát từng bình diện của con người và thời đại mà còn chỉ ra cách giải quyết cơ bản, trên cơ sở khẳng định vai trò nền tảng của văn hóa, xuất phát từ niềm tin và linh cảm đặc biệt của tác giả, đủ sức tạo ra cho người đọc một cơ sở khá chắn chắn về tính khả tri của cuộc hội ngộ văn hóa trong làn sóng hội tụ hôm nay.

Nguyễn Bá Tùng

KOMO chân thành cảm ơn bạn Nguyễn Bá Tùng đã đóng góp bài viết này. 

Độc giả có bài cảm nhận về tác phẩm, thông tin/bài phỏng vấn tác giả hoặc bài viết về sách/việc đọc sách nói chung… muốn đóng góp cho KOMO Blog, xin gửi về ebookclub@komo.vn

Nếu bài viết được duyệt đăng blog KOMO, bạn sẽ được tặng một ebook bất kì trên KOMO do bạn tự chọn. 

Lời BTV

Độc giả có thể tìm đọc những tác phẩm thuộc thể loại khoa học xã hội qua các ebook có trên KOMO dưới đây:

Một Tư Duy Khác Về Kinh Tế Và Xã Hội Việt Nam
– Alan Phan

300x384-mot-tu-duy-khac-ve-kt-va-xh-vn

Tài Liệu Môn Học Mác – Lênin – Bạch Thử Lữ Hành

300x384-tai-lieu-mon-hoc-mac-lenin

100 Triết Gia Tiêu Biểu Thế Kỷ XX
– Stuart Brown

300x384-bia-100-triet-gia-tieu-bieu-the-ky-xx

Đăng bình luận

concepted and designed by Nhon Giang