Giấc mộng châu Á của Trung Quốc – Đế chế mới trên con đường tơ lụa mới
Hấp dẫn với những phân tích chuyên sâu thẳng thắn,“Giấc mộng châu Á của Trung Quốc” thực sự là cuốn sách rất đáng đọc.
Ta hãy bắt đầu bằng một thí nghiệm tưởng tượng.
Thời gian là vào năm 2050.
Châu Âu, từng là nền văn minh thịnh vượng và tân tiến nhất trái đất, giờ đây đang biểu lộ một số dấu hiệu sút kém. Hàng triệu du khách đổ về các viện bảo tàng ở Paris và Rome, nhưng thế giới hiện đại đang bỏ qua châu Âu. Công nghệ của châu Âu đã lạc hậu, rõ ràng thua những sáng chế cách tân đến từ Trung Quốc. Nền kinh tế một thời hùng cường của Liên minh Châu Âu nay đang sa sút, cư dân Âu châu nghiện mạng truyền thông xã hội và những khoản tiền cứu tế của nhà nước. Những kẻ nổi loạn theo đạo Islam (đạo Hồi) đã thiết lập một khu vực bạo tàn ở London, và các nhà đương cục đang ra sức trấn áp khu vực này. Hai mươi triệu người mất mạng trong vụ thảm sát tiếp theo đó.
Qua nhanh một trăm năm sau.
Châu Âu đang tả tơi, bị thiêu rụi sau gần hai thập niên chiến tranh và chịu sự chiếm đóng của Hoa Kỳ, một đồng minh cũ của họ. Thêm hai mươi triệu người Âu châu thiệt mạng. Trung Quốc đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh bằng cách bắn các quả tên lửa hạt nhân vào nước Hoa Kỳ và ngự ở vị thế tối cao. Châu Âu lúc này chỉ là một tay chơi nhỏ mọn trong một trật tự toàn cầu mà dẫn đầu là các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, với thủ phủ thực sự nằm ở Bắc Kinh (…)
Cái tương lai đậm chất “dystopia” này nghe như một bộ phim kinh dị, nhưng nó cho ta một cảnh huống tương tự như những gì đã xảy đến với Trung Quốc từ lúc bắt đầu cuộc Chiến tranh nha phiến thứ nhất năm 1839 cho đến lúc Ðảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) củng cố quyền lực vào thập niên 1950. Việc Trung Quốc bị coi thường là điều cực kì trái mong đợi và gây hoang mang.
Những nước láng giềng của Trung Quốc cần phải lo lắng thế nào?
Thách thức đối với các quốc gia ở ngoại vi Trung Quốc là làm sao tranh thủ được thật nhiều lợi ích kinh tế, xét về thương mại và đầu tư, mà không mất đi chủ quyền chính trị và kinh tế. Hành động dung hòa này có tính chất nguy hiểm. Tất cả các quốc gia trong khu vực đều triển khai các chiến lược phòng vệ để đảm bảo họ không trở thành chư hầu của Trung Quốc. Ví dụ, Myanmar và Việt Nam đã di chuyển đến gần Hoa Kỳ hơn trong những năm gần đây. Hơn nữa, tất cả đều được hưởng lợi từ một hệ thống quốc tế bảo vệ chủ quyền và trân trọng sự tôn nghiêm của biên cương. Tuy thế, những quốc gia yếu nhất ở ngoại vi Trung Quốc sẽ phải đấu tranh để duy trì chủ quyền thực sự.
Lối ngoại giao về kinh tế của Trung Quốc hiệu quả nhất ở những nước nhỏ, tại đó họ tạo được tác động lớn.
Những quốc gia yếu và chậm phát triển là điểm tập trung của cuốn sách này. Trái lại, những nền kinh tế đã phát triển có ít điều để sợ hơn: Nhật và Hàn Quốc tự bản thân họ là những nước mạnh. Những quốc gia này không cần đến Trung Quốc để xây dựng và tài trợ cơ sở hạ tầng, họ là những đối thủ cạnh tranh trong cuộc chơi ngoại giao về cơ sở hạ tầng. Thực tế, cả hai nước này đều là thành viên cốt cán trong hệ thống liên minh Hoa Kỳ, và như vậy cho thấy vị thế của Trung Quốc thực sự yếu như thế nào: trong khi Bắc Kinh thết đãi các nhà độc tài kém mọn, Washington ngụ ở đỉnh của hệ thống triều cống hùng cường nhất từng được thiết lập xưa nay.
Trung Quốc là nước lớn và họ đáng sợ, đặc biệt đối với các nước láng giềng, nhưng sự hiện diện liên tục của Hoa Kỳ là lí do duy nhất và lớn nhất tại sao Trung Quốc sẽ phải chật vật tự khẳng định mình ở vai trò một bá cường trong khu vực.
Bắc Kinh phủ nhận việc theo đuổi vị trí bá quyền, điều được họ xem như thuộc về sự nghiệp thực dân mà chỉ những ngoại bang gian ác mới theo đuổi. Không phải là người duy thực cực độ cũng hiểu vì sao Trung Quốc cần phải khao khát thống trị trong khu vực của họ, tựa như hồi thế kỉ 19 Hoa Kỳ tìm cách thống trị ở Tây bán cầu. Bởi vì Trung Quốc cứ nói đến chuyện tạo lập một “cộng đồng với vận mệnh chung”, nên họ sẽ phải đấu tranh nhằm thuyết phục các đối tác của họ rằng điều nên làm là từ bỏ trật tự do Hoa Kỳ dẫn đầu để chọn trật tự của Trung Quốc…
Nội dung bài viết được trích trong cuốn sách “Giấc mộng châu Á của Trung Quốc” của tác giả Tom Miller.
Đăng bình luận
You must be logged in to post a comment.