Uncategorized

6 nguyên tắc điểm sách của John Updike

LTS: Nhà văn John Updike đã từng tuyên bố, ‘Thiên Chúa Giáo là một thú tiêu khiển lạ kỳ của tôi.” Lời giáo huấn của đạo Chúa, “nên làm cho người những gì mình muốn tự đạt cho chính mình,” có lẽ đã hướng dẫn quan điểm phê bình của ông. Trong Pick-Up Pieces (Những Điều Nhặt Nhạnh) (1975), tuyển tập bình luận thứ nhì của ông, Updike đã liệt kê 6 nguyên tắc điểm sách, được dịch giả Nguyễn Thị Hải Hà trích lại dưới đây.

MayCover.Updike_4

Nguyên tắc của tôi, được xác định và ghi khắc từ những chấn thương của tuổi trẻ sau khi được trao tặng những ý kiến phê bình từ trước đến nay là:

  1. Cố gắng hiểu tác giả muốn biểu lộ điều gì, đừng trách cứ tác giả đã không đạt được mục đích khi tác giả không có dụng ý đó.
  2. Trích dẫn trực tiếp đầy đủ – ít nhất là một đoạn văn dài – từ quyển sách để người đọc bài điểm sách có thể tự mình nhận xét và thưởng thức.
  3. Minh chứng lời tường thuật về sách qua cách trích dẫn thẳng từ sách, cho dù chỉ là những câu ngắn, vẫn tốt hơn là tiến hành quá trình điểm sách bằng một bài tóm tắt không có dẫn chứng rõ ràng.
  4. Nương tay khi tóm tắt truyện và đừng tiết lộ kết cuộc. (Ở vị trí một độc giả còn “trong trắng,” tôi nhớ mình đã vô cùng kinh ngạc và giận dữ khi đọc những bài điểm sách mà người viết, với sự sai sót tuyệt đỉnh của phường địa chủ lúc say ngất vẫn lải nhải về cuộc nổi loạn của giới bần nông, nói huỵch toẹt ra hết những tình tiết éo le gay cấn của tác phẩm! Thật mâu thuẫn, giới độc giả duy nhất đã thưởng thức quyển sách như tác giả đã chủ ý – những người hoàn toàn không biết gì về cốt truyện khi mở sách ra – lại chính là những người điểm sách, họa hoằn có chàng nào gặp hên, mấy năm sau đó mới tình cờ mở ra quyển sách từ kệ sách của thư viện công cộng mà không biết gì về nó….)
  5. Nếu quyển sách được xem là yếu kém, nên nêu một thành đạt từ những tác phẩm khác của tác giả hay bất cứ một tác phẩm nào khác. Cố gắng tìm hiểu sự thất bại này. Có phải căn nguyên của sự thất bại này là từ tác giả chứ không phải từ người điểm sách?
  6. Có thể thêm vào năm nguyên tắc cụ thể này một nguyên tắc thứ sáu bao quát hơn, đó là nên cố gắng duy trì mối tương quan trong sáng giữa người điểm sách và tác phẩm. Đừng nhận lời nhận định hay phê bình một quyển sách mà bạn đã có thành kiến không thích từ đầu, hay vì tình bạn bè mà bắt buộc phải thích nó. Đừng đặt mình vào vị trí của một người có nhiệm vụ duy trì bất cứ truyền thống nào, hay người phải củng cố bất cứ tiêu chuẩn của phe phái nào, hay một chiến sĩ trong bất cứ mặt trận lý tưởng nào, hay một nhân viên cải huấn của bất cứ một vấn đề gì. Không bao giờ, không bao giờ… miệt thị tác giả hay biến tác giả thành con tốt trong cuộc tranh cãi với những nhà điểm sách khác. Chỉ nên nhận định hay phê bình tác phẩm, không nên nhận định hay phê bình danh tiếng của tác giả. Nên tự để mình được thu hút bởi bất cứ bùa mê mạnh hay yếu của tác phẩm. Nên khen và chia sẻ hơn là lên án và bài trừ. Mối tương tác giữa nhà điểm sách và độc giả được thiết lập trên nguyện vọng về những hạnh phúc khả thi khi đọc một quyển sách, do đó tất cả những xét đoán của chúng ta nên hướng về nguyện vọng này.

Nguồn: Bookcriticscircle

Nguyễn Thị Hải Hà (blog Chuyenbangquo) dịch

Lời BTV:

Độc giả quan tâm có thể tìm đọc những tác phẩm dịch, truyện ngắn/tản văn, bài điểm sách của dịch giả Nguyễn Thị Hải Hà qua các ebook MIỄN PHÍ có trên KOMO tại đây: http://komo.vn/tac-gia/1932.html

1

Đăng bình luận

concepted and designed by Nhon Giang