Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Cánh Đồng Hoang & Các Truyện Chuyển Thể Qua Phim
Cuốn sách tập hợp những truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã được chuyển thể thành phim theo thứ tự như sau:
- Cánh đồng hoang
- Chị Nhung
- Tên của đứa con
- Con gà trống
- Khỉ con mồ côi
Tập truyện ngắn Dân Chơi – Tôi Thích Làm Vua của nhà văn Nguyễn Quang Sáng gồm 17 truyện ngắn viết về đời sống và diễn biến tình cảm của người dân sau Cách mạng. Không dữ dội, không phức tạp như các tác phẩm trước, ở tập truyện ngắn này, nhà văn chú trọng vào những chuyển biến tinh tế trong tâm tư và lý tưởng của con người, từ đó thể hiện quan điểm cá nhân về thế sự cũng như về cuộc sống bộn bề thăng trầm.
Đất lửa
Câu chuyện xảy ra tại làng Mỹ Long Hưng thuộc quận Chợ Mới tỉnh An Giang trong giai đoạn đầu kháng chiến chông Pháp (1945 – 1954). Ngôi làng theo đạo Hòa Hảo một phen lung lay tận gốc khi phải lựa chọn giữa một bên là tên Quản Dõng đã câu kết với Tây, và một bên là cha con Sáu Sỏi – Phát, những người thuộc về phe Việt Minh. Những mối quan hệ bị giằng xé trong đau đớn, khổ sở, mà đại diện tiêu biểu là tình yêu của Phát – Hằng. Sáu Sỏi đã bị giết chết, nhưng quân đội Việt Minh đã về làng, Phát và Hằng đã được gặp nhau. Câu chuyện dừng lại ở đó, với một kết thúc ngỏ.
Dòng sông thơ ấu
Hai Quang bị xã hội cũ đẩy vào tầng lớp lưu manh, làm dân anh chị ở bến xe rồi bị tù.Tuy nhiên bản chất là người lương thiện nên những hành động anh chị của Hai Quang đều có nét hào hiệp. Được cách mạng giác ngộ, anh trở thành một chiến sĩ kiên cường.
Ông Tư Ghe vốn là học trò thầy giáo cách mạng Châu Văn Liêm, ông đã từng dẫn đầu các đoàn biểu tình và phanh ngực ra trước mũi giặc: “Cái ngực đồng của tau đây nè, bắn đi!”. Thế mà khi cách mạng thoái trào, anh em bị khủng bố thì ông theo Hòa Hảo, hãnh tiến và cuồng tín trong “sứ mệnh” truyền đạo của mình.
Hai nhân vật chính của thiên tiểu thuyết, với những mâu thuẫn về quan điểm sống và chịu tác động của dòng đời đưa đẩy, là hai số phận điển hình trong thời Kháng chiến. Từ góc nhìn của nhân vật, tác giả đã khéo trình bày những sự kiện lịch sử và những đấu tranh trong lòng người thay đổi theo thời gian, như con sông khi trôi khi đục, chảy đi mang theo tất cả.
Mùa gió chướng
Mùa gió chướng năm ấy, trên cánh đồng nước mênh mông, có hai chiến sĩ quân giải phóng được trên cử từ Trung ương cục R về công tác tại một địa phương ở miền Tây Nam bộ. Đó là Năm Bờ (Minh Đáng) và Châu (Nguyễn Phúc). Họ đã nếm ngay sự săn đuổi của máy bay trực thăng Mỹ, song cuối cùng cũng đến được trạm giao liên nằm chơ vơ giữa đồng nước mênh mông. Tại đây Châu gặp và làm quen với cô giao liên xinh đẹp Bé Ba (Thúy An) để rồi ngày qua ngày giữa hai người hình thành một tình yêu sâu sắc.
Năm Bờ cũng vui mừng gặp lại người yêu là Sáu Linh (Thùy Liên) chỉ huy du kích tại địa phương. Tuy nhiên, niềm vui của họ chưa thật sự trọn vẹn vì cả hai phải chuẩn bị bắt tay vào cuộc chiến đấu chống càn của địch trong kế hoạch dồn dân lập ấp, tát nước bắt cá khiến cho cách mạng không còn có thể dựa vào nhân dân mà tồn tại.
Tiểu thuyết Mùa gió chướng của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là cuốn tiểu thuyến nổi tiếng đương thời mô tả tinh thần đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam chống lại sự đàn áp, ý đồ dời dân lập ấp của kẻ địch. Cuộc đấu tranh đó đã trải qua biết bao gian nan, thử thách, biết bao hy sinh mất mát. Nhưng cuối cùng đã đạt được thắng lợi hoàn toàn. Một cách nào đó, Mùa Gió Chướng khái quát cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Người bạn lính
Vốn là một nhà văn thành công và nổi tiếng với đề tài người lính – nhất là về người lính vùng Nam Bộ, nhà văn Nguyễn Quang Sáng có khá nhiều truyện ngắn thành công về đề tài này. Tác phẩm Chiếc lược ngà là một trong những tác phẩm đã tạo nên tên tuổi ông và được độc giả nhiều thế hệ yêu mến. Với tập truyện ngắn Người bạn lính tác giả cũng đã đưa đến cho độc giả những câu chuyện hết sức ý nghĩa về những người lính mà ông đã gặp, đã tiếp xúc trong thời gian tham gia kháng chiến và viết văn.
Nhật ký người ở lại
Quang và Vân quen nhau một cách tình cờ, thương nhau mà không dám nói. Quang thuộc nhóm người “ở lại”, tức là cán bộ nằm vùng sau hiệp định Geneve. Tình yêu giữa hai người họ đã nhận được sự ủng hộ của mọi người, mẹ Quang đã định ngày cưới: ngày 28. Thế nhưng cái ngày ấy cứ phải lùi dần, lùi dần, vì cuộc chiến tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn, kẻ thù ngày một nham hiểm hơn. Chúng đã đẩy Quang vào thế phải lựa chọn: hạnh phúc riêng và sự an toàn của đồng đội. Như một chiến sĩ chân chính, Quang đã lựa chọn hy sinh bản thân, vì anh em đồng chí, mà cũng là vì người anh yêu.
Nó và tôi – Quán rượu người câm
Nó và tôi – Quán rượu người câm được chia làm 2 phần chính: Nó và tôi là một tiểu thuyết dài 3 chương; Quán rượu người câm là một tập hợp gồm 8 truyện ngắn được tác giả viết rải rác từ năm 1959-1990 như: Quán rượu người câm, Ông Năm Hạng, Chị xã đội trưởng, Người đàn bà Tháp Mười, Tím bằng lăng, Người dì tên Đợi, Bé Hai, Bài học tuổi thơ.
Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn,Phương Nam Book
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook:
Nhận xét độc giả
Thảo luận