Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Hai Quang bị xã hội cũ đẩy vào tầng lớp lưu manh, làm dân anh chị ở bến xe rồi bị tù.Tuy nhiên bản chất là người lương thiện nên những hành động anh chị của Hai Quang đều có nét hào hiệp. Được cách mạng giác ngộ, anh trở thành một chiến sĩ kiên cường.
Ông Tư Ghe vốn là học trò thầy giáo cách mạng Châu Văn Liêm, ông đã từng dẫn đầu các đoàn biểu tình và phanh ngực ra trước mũi giặc: “Cái ngực đồng của tau đây nè, bắn đi!”. Thế mà khi cách mạng thoái trào, anh em bị khủng bố thì ông theo Hòa Hảo, hãnh tiến và cuồng tín trong “sứ mệnh” truyền đạo của mình.
Hai nhân vật chính của thiên tiểu thuyết, với những mâu thuẫn về quan điểm sống và chịu tác động của dòng đời đưa đẩy, là hai số phận điển hình trong thời Kháng chiến. Từ góc nhìn của nhân vật, tác giả đã khéo trình bày những sự kiện lịch sử và những đấu tranh trong lòng người thay đổi theo thời gian, như con sông khi trôi khi đục, chảy đi mang theo tất cả.
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 0.36MB
Đánh giá của KOMO
Một tác phẩm đậm nét quê hương Nam Bộ với trong cảnh nhà cảnh làng mùa nước ròng. Một tác phẩm liên kết giữa quá khứ và hiện tại. Đó là những gì đọng lại trong tâm trí người đọc sau khi khép lại trang sách cuối cùng của Dòng sông thơ ấu – tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Dòng sông kết nối sự kiện và nhân vật là dòng sông Cửu Long – một nhân vật vô hình luôn hiện hữu trong tác phẩm. Là nơi bầu bạn, là nơi để các nhân vật thay tác giả gửi gắm vui buồn đời người. Bên dòng sông này, ở làng Mỹ Luông, hiện thực trong tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng đầy phức tạp và dữ dội. Các phong trào cách mạng những năm 1930, hình ảnh cờ đỏ sao vàng tung bay trên bầu trời, quân dân đoàn kết đồng lòng kháng chiến. Thế nhưng khi cả làng tan tác dưới quân giặc, đau đớn làm sau khi người thân ruột thịt chống đối đàn áp nhau. Hiện thực cách mạng trong tác phẩm trở nên bi tráng hơn khi tác giả xoáy sâu vào môi trường hoạt động của những chiến sĩ cách mạng, những nhân vật đầy hoài niệm với cuộc đời và cách mạng.
Các nhân vật Hai Quang, Tư Ghe, bác Hai thợ bạc… là đại diện cho hình ảnh người dân thời cách mạng. Một người dân lưu manh được giác ngộ ánh sáng Cách mạng, một thầy giáo Cách mạng lắm phen nghiêng ngả, một cụ già yêu nước sâu sắc với phẩm chất cao quý. Những số phận này mang trong lòng nhiều biến động thời thế, có những xung đột gay cấn và suy nghiệm triết lí đã được tác giả khắc họa đầy chân thật và oai hùng, thấm đẫm tinh thần quê hương đất nước thời khói lửa.
Hoài niệm. Tươi sáng. Suy nghiệm. Phức tạp. Tất cả những tinh túy ấy đã tạo nên Dòng sông thơ ấu của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Một quyển tiểu thuyết hồi tưởng ngược về số phận con người thời chiến trang quá khứ, khi dòng chảy thời gian vẫn không ngừng trôi về tương lai.
“Nỗi nhớ của con người có lúc nó nằm yên rồi chợt gặp một dáng đi, giọng nói của ai đó, hoặc gặp một bài hát mà nó hay hát, nỗi nhớ lại dâng lên cuồn cuộn như sóng. Và kỷ niệm như những con thuyền trăn trở không yên. Nỗi nhó như con sông vẫn chảy mãi trong đời người.”
Nhận xét độc giả
Thảo luận