Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Sổ Tay Sửa Lỗi Hành Văn được ra đời sau quá trình nghiên cứu những lỗi ngữ pháp phổ biến trên tư liệu điều tra mà nhóm biên tập quyển sách nhận được từ nhiều giới cung cấp (bài vở của học sinh các trường phổ thông, báo chí, công văn, bài nói trên các đài phát thanh và truyền hình, thừ từ, v.v...). Mục đích của nhóm biên soạn sách là nhằm tạo ra một đề cương phân loại các lỗi ngữ pháp và tìm phương pháp chữa các lỗi đó trong cách hành văn tiếng Việt.
Cuốn sách gồm các đề mục sau:
Lời nói đầu
Một ít lí thuyết về lỗi ngữ pháp
1. Thế nào là một lỗi ngữ pháp
2. Câu có trạng ngữ đặt ở đầu
Những lỗi cụ thể và cách chữa
1. Những lỗi kiểu “Qua kinh nghiệm cho nên ta thấy rằng”
2. Những lỗi kiểu “Qua kinh nghiệm cho ta thấy rằng”
3. Những lỗi kiểu “Là đoàn viên nên ta phải cố gắng”
4. Những lỗi kiểu “Muốn thành công buộc ta phải hành động gấp rút”
5. Những lỗi kiểu “Vừa chạy đến nơi, mũ nó đã bay mất”
6. Những lỗi kiểu “Tay nó cầm cuốn sách, bước ra sân” hay “Nó bước ra sân, tay nó cầm cuốn sách”
7. Những lỗi kiểu “Về vấn đề này, ta đã giải quyết xong”
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 0.29MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Khoa học xã hội » Nghiên cứu, phê bình văn học
Đánh giá của KOMO
Khi nói đến nhiệm vụ “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, khá nhiều người trong chúng ta thường nghĩ trước tiên đến việc thay thế những từ “Hán-Việt” bằng những từ “thuần Việt” (những từ gốc Môn-Khmer hay mượn của tiếng Thái, tiếng Mã Lai thường được mệnh danh như vậy), mà ít khi nghĩ đến việc tìm cách làm sao cho câu văn được đúng mẹo mực, được trong sáng và chững chạc, không què cụt hay ngô nghê như văn một người ngoại quốc. Ở nhà trường, việc giảng dạy tiếng Việt thiên hẳn về lý thuyết, và hầu hết thì giờ dành cho việc tiếp thu những tri thức, ngôn ngữ học không trực tiếp phục vụ cho việc tu luyện cách sử dụng tiếng mẹ đẻ trong văn viết cũng như văn nói. Các sách giáo khoa về tiếng Việt dành phần lớn nội dung cho việc trình bày những khái niệm khó định nghĩa và khó tiếp thu như từ, âm vị, v.v... và những tri thức lý thuyết mà ngay các nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp cũng không mấy ai hiểu rõ, và lại đang là vấn đề tranh luận gay gắt trong các giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Sách vở thường cung cấp cho học sinh không phải những tri thức chắc chắn, mà là những giả thiết còn phải chứng minh của một số nhà nghiên cứu cá biệt. Giáo viên mất thì giờ vào việc truyền đạt những “tri thức” ấy nhiều đến nỗi không thể sửa lỗi hành văn cho học sinh được, và dù có muốn dạy cho học sinh biết nói và viết đúng tiếng Việt cũng không biết làm việc đó vào lúc nào và bằng cách gì, căn cứ vào tài liệu nào.
Hậu quả tất nhiên của tình hình này là học sinh (khi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng như khi đã trở thành cán bộ) thường rất yếu về hành văn. Ta có thể nghe thấy ở khắp nơi những lời than phiền, chê trách nặng lời về tình trạng yếu kém về hành văn của những bài báo, những cuốn sách, những bài nói được truyền đi từ các đài phát thanh và truyền thanh, truyền hình. Những câu văn “bất thành cú”, những lỗi thô bạo về lô-gích, những từ ngữ dùng sai nghĩa hay không đúng chỗ, đều có thể gặp nhan nhản trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào. Trước thực trang đó, việc ra đời cuốn sổ tay này là vô cùng cần thiết. Trong tập sách này, nhóm biên soạn tập trung vào việc xử lý một trong những loại lỗi phổ biến nhất: Lỗi khi dùng những câu có trạng ngữ đặt ở đầu.
Sách chia ra làm hai phần: Một phần lý thuyết được trình bày một cách ngắn gọn để người dùng thấy rõ quan điểm của chúng tôi về các lỗi ngữ pháp và nắm vững nguyên nhân cũng như cơ chế của loại lỗi ngữ pháp được bàn đến trong tập này; và sau đó là phần chính, phần thực hành, trình bày từng dạng lỗi một, phân tích cơ chế của lỗi, đề ra cách sửa căn cứ trên việc tận dụng những khả năng dùng nhiều phương tiện khác nhau để diễn đạt cái ý mà người phạm lỗi muốn diễn đạt, và đề ra những bài tập (có đáp án) để giúp người dùng làm chủ được cấu trúc câu mà họ nắm chưa vững.
Nhận xét độc giả
Thảo luận