Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Trong suốt quá trình manh nha, hình thành và phát triển của mình, văn học võ hiệp Trung Hoa thật sự đã để lại một di sản khá lớn, không thể phủ nhận: từ bước khởi đầu chỉ được xem là dòng văn học thấp cấp tới khi được nhìn nhân đứng đắn, mà đại biểu và công đầu là Kim Dung tiên sinh.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan về lịch sử văn hóa chính trị, cho đến tận ngày nay, hiếm có công trình nào khả dĩ đầy đủ nghiên cứu về văn học và văn hóa võ hiệp.
Văn Hóa Võ Hiệp của tác giả Ôn Tử Kiến là một trong những tác phẩm hiếm hoi như thế! Sách gồm 7 chương:
- Chuơng I: Khái quát về võ hiệp
- Chương II: Thế giới giang hồ
- Chương III: Xuất thân của hiệp khách
- Chương IV: Đặc trưng tính cách của hiệp khách
- Chương V: Thế giới quan võ hiệp
- Chương VI: Những mối quan hệ lớn của võ hiệp
- Chương VII: Ý nghĩa hiện đại của võ hiệp
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 1.88MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Khoa học xã hội » Nghiên cứu, phê bình văn học
Đánh giá của KOMO
“Khai đàm bất thuyết Kim- Lương – Cổ
Độc tận thi thư diệc uổng nhiên”
(Ôn Tử Kiến)
Văn đàn võ hiệp Trung Hoa không phải chỉ từ khi có Kim Dung mới khai lập. Nhưng chỉ từ khi có Kim Dung, tiểu thuyết võ hiệp mới được trân trọng nhìn nhận đúng với tầm vóc của nó ngay tại nơi đáng ra phài là cội nguồn, Trung Quốc. Với việc cải cách và mở cửa tư tưởng, văn hóa và văn học võ hiệp được đọc, truyền bá, nghiên cứu và thảo luận một cách công khai. Đương nhiên, mục đích chính cuối cùng vẫn là thương mại nhưng đó cũng chính là sự xiển dương một nền văn hóa- văn học cận đại. Cuốn tiểu luận Văn Hóa Võ Hiệp của tác giả Ôn Tử Kiến là một trong những tác phẩm nằm trong dòng chảy tất yếu ấy.
Văn Hóa Võ Hiệp có thể xem như cuốn bách khoa toàn thư, hệ thống khái quát lại từ những khái niệm cơ bản cho tới đặc trưng trong bút pháp, cách xây dựng và phát triển nhân vật và tình tiết, chủ yếu trong các tác phẩmvõ hiệp của Kim- Cổ - Lương tam gia, trong đó đương nhiên Kim Dung là chủ đạo.
Thế giới giang hồ, hay cõi giang hồ đúng là chốn đao kiếm vô tình không chớp mắt, đầy rẫy những ân oán thù nhà nợ nước. Thế nhưng, đó cũng là nơi trai anh hùng gặp gái thuyền quyên, là phong phú những kì ngộ và xảo hợp, của sức tưởng tượng phong phú với hệ thống võ công chiêu thức trùng trùng …
Đó cũng là kết tinh của văn hóa Trung Hoa từ cầm kì thi họa, y bốc dịch toán, thiên văn phong thủy… không gì là không có.
Ví như chuyện phong lưu tiêu sái bậc nhất của trang tu mi thời xưa: tửu đạo. Đối với cuộc sống rong ruỗi phiêu bạt của khách võ lâm, có thể trong buổi tiễn đưa hoặc buổi trùng lai thiếu tiếng đàn tiếng hát nhưng chắc chắn trong nỗi buồn li biệt hay trong niềm vui hội ngộ đó luôn luôn có rượu. Chung quanh chén rượu và ngay trong chén rượu có biết bao nhiêu tâm sự của muôn vạn mãnh đời. Khắp võ lâm, từ trà đình tửu quán cho đến chốn núi thẳm rừng sâu, hễ nơi đâu có mặt hảo hán giang hồ là y như nơi đó có rượu. Thế nên, mới có một Bang chủ Hồng Thất Công do tính ham rượu và nhậu nhẹt nên bị Hoàng Dung dùng mẹo lừa để ông phải truyền tuyệt kĩ “Hàng long thập bát chưởng” cho Quách Tĩnh; một Đoàn Dự khi lang bạt giang hồ tìm Vương Ngọc Yến, thấy Kiều Phong ngồi uống rượu trên Tùng hạc lâu mà sinh cảm mến, cùng nhau uống rượu rồi kết làm huynh đệ; một Kiều Phong khi thế bức trời dung chén rượu phân rõ ân – thù tại Tựu Hiền Trang. Có lẽ chỉ tới tiểu thuyết Kim Dung nói riêng, tiểu thuyết võ hiệp nói chung, tửu đạo mới được phản ánh đa diện, thú vị và hấp dẫn lôi cuốn đến thế kia!
Hay như chuyện luận mỹ nhân trong tiểu thuyết võ hiệp. Trung Hoa rộng lớn, đương nhiên mỹ nhân cũng không hề thiếu. Trong thế giới võ hiệp, mỹ nhân luôn xuất hiện bên cạnh các hiệp khách trong chặng đường từng bước trưởng thành, thống lĩnh quần hào, nhất thống thiên hạ. Đó có thể là một Viên Viên yêu kiều bá mị, khiến Lý Tự Thành khai thành quy hàng; một Hoàng Dung tiểu Đông tà tài trí kiệm toàn, hết lòng hỗ trợ tình lang; hay Tiều Long Nữ, Vô Tình băng lãnh, thần tiên thoát tục, bảng lảng như sương, như mây, như mưa lại như khói…
Sức sáng tạo của các tác giả võ hiệp thật đáng khâm phục. Chuyện chốn giang hồ muôn diện đa sắc, có muốn bàn cho tận cùng cũng là chuyện bất khả. Thế nên, với Văn Hóa Võ Hiệp dù tác giả đã rất cầu thị và chỉn chu với hoài bão không chỉ tập hợp mà còn muốn hệ thống hóa, phân tích hóa văn hóa- văn học võ hiệp, nhưng như muối bỏ biển, cát trong sa mạc. Độc giả cũng ít nhiều nên tiếp nhận tác phẩm với tinh thần trọng tài, ghi nhận góp hương thêm sắc cho vườn hoa thế giới võ hiệp vốn đã phong phú vô lường.
Nhận định chuyên gia
Trần Mạc
Điều khiến người ta chú tâm là ở tác dụng xã hội của nó, đã "chứng tỏ sự thừa nhận của quan điểm văn hóa chính thống và chủ lưu ở Trung Quốc đối với tiểu thuyết võ hiệp"!
Nhận xét độc giả
Thảo luận