Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Sách gồm hai phần: Tiểu luận và Phê bình. Bằng những dẫn chứng xác thực rút ra từ đời sống thơ hiện nay của Việt Nam và thế giới, Inrasara mạnh dạn đề cập đến các vấn đề: Còn ai đọc thơ hôm nay?; Bế tắc trong sáng tạo; Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi suffix "nữ"; Thơ, nghĩ & viết; Thơ - viết & nghĩ. Trên những dòng luận giải và phân tích của mình, ông cố gắng làm cái công việc mà đáng lẽ ra là đặc quyền của những nhà phê bình thơ: Tìm ra chỗ đứng của thơ, của người làm thơ trong thời đại ngày nay, tìm hiểu chuyện bếp núc của người sáng tác.
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 0.4MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Khoa học xã hội » Nghiên cứu, phê bình văn học
Đánh giá của KOMO
Trong Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo, Inrasara đặt ra một vấn đề rất hay. Nó không mới vì trước khi Inrasara nêu vấn đề này, thế giới đã có câu châm ngôn: "Cô đơn là mảnh đất tuyệt vời cho sự sáng tạo!" Tuy nhiên, xét bối cảnh văn chương tại Việt Nam, hình như nó là vấn đề cốt lõi nhất, quan trọng nhất của người viết. Vấn đề là từ trước đến nay, ít ai đề cập đến nó một cách thẳng thắn, chân thành và mạnh mẽ như Inrasara. Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo theo Inrasara, bao gồm 3 tình trạng: Chưa đủ cô đơn cho thai nghén tác phẩm, chưa đủ cô đơn trước tờ giấy trắng và cũng chưa đủ cô đơn khi tác phẩm đã ra đời. Trong đó, ông thẳng thừng nêu lên cái "tật" không hay của nhà văn, nhà thơ Việt Nam như thói thích ngồi lê đôi mách, kháo nhau những chuyện ngoài lề về chính trị, xã hội, phòng the, chuyện ăn nhậu. Toàn những chuyện ngoài văn chương để rồi vô tư mang chúng vào những trang sáng tác, phê bình, điểm sách. Chính từ những sở thích nhóm họp, hội hè như thế, ít người viết nào của hôm nay giữ được thao tác nghiên cứu đúng mực những tác phẩm hàn lâm, kinh điển, thứ tạo nền tảng vững chắc cho sáng tạo nghệ thuật.
Nhận định chuyên gia
Hoàng Ngọc Hiến, Báo Thể thao-văn hóa, số 48, 22.04.2006
Tôi thấy Inrasara là một cây bút phê bình lỗi lạc. Bài anh viết về văn học của dân tộc thiểu số có thể đặt ngang hàng với bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh…
Thanh Vân, Evan.Vnexpress.net, 21.04.2006
Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo do Inrasara đặt ra là một vấn đề rất hay. Nó không mới, nhưng xét bối cảnh văn chương tại Việt Nam, hình như nó là vấn đề cốt lõi nhất, quan trọng nhất của người viết. Vấn đề là từ trước đến nay, ít ai đề cập đến nó một cách thẳng thắn, chân thành và mạnh mẽ như Inrasara.
...Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo rất cần cho đời sống văn học Việt Nam. Vì chúng không chỉ giữ niềm lạc quan về tương lai của thơ mà còn gióng lên hồi chuông mạnh mẽ về trách nhiệm nặng nề của nhà thơ và của xã hội đối với thơ.
Nguyễn Thơ Sinh, Báo Tuổi trẻ, 03.05.2006
Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo là một nhắc nhở chân thành cho những cây bút trẻ – một quà tặng đẹp. Cuốn sách thực là một tài liệu quý, nên có, và không thể bỏ qua; nhất là với những cây bút mới, vốn rất dễ bị cám dỗ chạy theo một trường phái xu thời nào đó, có nguy cơ dẫn đến ngõ cụt trong sáng tạo.
Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo chính là một nhắn nhủ kịp thời để mỗi cây bút có dịp suy nghĩ nghiêm túc hơn về hướng đi và phong cách sáng tác độc đáo của riêng mình.
Lâm Tiến, Tham luận tại Hội nghị VHNT các DTTS, Hà Nội, 04.2006
Inrasara là người viết lí luận phê bình nghiêm túc, táo bạo, sắc sảo, đưa ra được những vấn đề mang tính lí luận và thực tiễn của quá trình sáng tạo nghệ thuật. Ông quan tâm nhiều tới tiếng nói và chữ viết và vấn đề bản sắc dân tộc trong văn học. …Inrasara không bao giờ hài lòng với truyền thống của cha ông; ông muốn đập phá nó ra để lọc lấy tinh chất, tìm trong đó những chất liệu, phương tiện và kinh nghiệm nghệ thuật cần thiết cho mục đích sáng tạo nghệ thuật của mình để tái tạo lại trong tác phẩm mới hiện đại hơn.
Giáp Nguyễn, Báo Công an Thành phố, 23.03.2006
Phải nói tập tiểu luận phê bình Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo được ra mắt là cách làm hơi ‘to gan’ của Nxb.Văn nghệ Tp.Hồ Chí Minh, vì phần nhiều khái niệm nhà thơ Inrasara đưa ra cũ mà mới, quen mà lạ. ‘To gan’ hơn nữa dạng sách viết về tiểu luận phê bình rất hiếm được ‘người đọc’ để mắt tới liệu có ‘thu hoạch’ được chăng.
Nguyễn Vĩnh Nguyên, Báo Bình Thuận chủ nhật, 06.2006
Cuốn tiểu luận phê bình Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo của anh vừa ra mắt như là một chiêm nghiệm tự thân kết hợp với những quan sát đời sống văn học đương đại với nhiều ngổn ngang của nó.
H.Lâm, Báo Người lao động, 03.04.2006
Là một nhà thơ từng đoạt Giải thưởng Văn học Đông Nam Á, nhưng ít ai nghĩ rằng Inrasara lại chắc tay khi đặt ngòi bút của mình vào thế giới phê bình như vậy. Qua con mắt của ba đối tượng khác nhau trong thi ca mà Inrasara đã hóa thân vào, người đọc vẫn cảm nhận được sự khao khát đi tìm cái mới và hành trình phấn đấu của một nhà thơ trong cuộc sống hiện đại.
Anh Vân, Evan.Vnexpress.net, 29.8.2006
Chính vì vậy, nhà thơ Inrasara khẳng định “Sẽ không có cuộc cách mạng thơ trong tương lai gần” và ông nêu ra phân tích rất xác đáng rằng thơ ca Việt Nam hôm nay đang thiếu nhiều yếu tố làm nên cuộc cách mạng văn chương như trước đây. Đó là sự thiếu vắng những “Trường thơ” của nhóm người sáng tác cùng quan điểm, phong trào thơ phát triển lẻ tẻ, chưa đủ sức thuyết phục, thiếu diễn đàn độc lập và thiếu cả độc giả để đón nhận tác phẩm.
Nhận xét độc giả
Thảo luận