Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Hoài vọng của lí trí là cuốn sách tập hợp 49 bài phê bình văn học, nghệ thuật và tùy bút của Đinh Gia Trinh trong giai đoạn ông viết cho tờ Thanh Nghị từ 1941-1945. Cuốn sách gồm những bài viết như sau:
1. Ðiếu văn vĩnh biệt Tản Ðà
2. Thanh niên với văn chương Việt Nam: Một vài tín tưởng về nghệ thuật
3. Tính cách văn chương Việt Nam trước thời kỳ Âu hóa
4. Ðọc cuốn Việt Nam văn phạm của Ông Trần Trọng Kim
5. Trách nhiệm của các văn sĩ và nghệ sĩ
6. Vấn đề thanh niên với quyển Một nền giáo dục Việt Nam mới
7. Ðọc sách Một sức khỏe mới và nguồn sinh lực
8. Những tư tưởng buổi chiều
9. Ðọc cuốn Ðại Việt văn học lịch sử
10. Ði
11. Ðọc tập kịch Mơ hoa của Ðoàn Phú Tứ
12. Ðông phương và Tây phương
13. Những hoạt động văn chương Việt Nam trong năm vừa qua
14. Danh văn ngoại quốc: Nghệ thuật và kinh nghiệm
15. Danh văn ngoại quốc: Thẩm mỹ
16. Kỷ niệm Phan Thiết
17. Danh văn ngoại quốc: Lìa quê hương hay là bị nhổ rễ
18. Nghệ thuật phê bình
19. Nói chuyện thơ nhân quyển Thi nhân Việt Nam 1932-1941
20. Tư tưởng ngẫu nhiên
21. Dịch văn, thơ
22. Danh văn ngoại quốc: Ta với tổ tiên ta
23. Dấu chân cũ
24. Ðọc Xuân Thu nhã tập
25. Nhân một cuộc đầu phiếu chọn 10 cuốn sách Việt Vam có giá trị
26. Ðọc tiểu thuyết Việt Nam cận đại
27. Danh văn ngoại quốc Oscar Wilde: Tư tưởng về nghệ thuật: Tạo hóa chép nghệ thuật
28. Nhớ
29. Con đường thiên thai
30. Văn chương và khảo luận
31. Danh văn ngoại quốc: Khách quan và chủ quan
32. Sống và viết
33. Lửa bên trong
34. Một quan niệm kịch Trưng Vương
35. Óc khoa học của một vài người
36. Nay và mai: Ý kiến và cảm tưởng về những hoạt động tinh thần Việt Nam
37. Hoài vọng của lý trí
38. Ðọc sách mới Ly Tao của Khuất Nguyên
39. Nghiên cứu về Nguyễn du và truyện Kiều
40. Tàn tạ
41. Một tâm trạng
42. Ðối thoại giữa ba nghệ sĩ
43. Cảm giác quê
44. Ðọc sách mới Hoàng Ðạo Thúy – Trai nước Nam làm gì
45. Sáng tác và biên khảo
46. Gửi một bạn văn
47. Khái luận về học vấn: Học lấy và học ở nhà trường
48. Ðọc sách mới Xuân Diệu - Trường Ca
49. Ðịa vị văn hóa Âu Tây trong văn hóa Việt Nam
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 0.6MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Khoa học xã hội » Nghiên cứu, phê bình văn học
Đánh giá của KOMO
Giữa các trí thức góp mặt trong Thanh Nghị suốt thời gian tạp chí này tồn tại - thực tế là một trong mấy cây bút chủ lực ở đấy, Đinh Gia Trinh có một vai trò riêng biệt. Trong khi các bạn bè khác viết về sử, về luật, về pháp quyền, về kinh tế… thì khu vực được ông đề cập tới nhiều nhất là văn chương nghệ thuật. Với tư cách một người quan tâm tới đời sống tinh thần chung của xứ sở, ông muốn áp đặt một cái nhìn trí thức đối với đời sống và công việc của giới cầm bút, để rồi thúc đẩy văn chương tiến tới làm tròn những sứ mệnh của nó.
Trước mắt một người như Đinh Gia Trinh, cái thực tế văn chương mấy năm từ đầu 40 bày ra như vậy là một quang cảnh văn hóa, có sắc thái đậm nét, có định hướng rõ ràng. Trong phạm vi một tờ báo, công việc mà Đinh Gia Trinh đảm nhiệm lúc ấy khá đa dạng, và ông đã viết đủ loại: bài phê bình nghiên cứu về từng tác phẩm có; bài đánh giá tổng quát về tình hình văn chương từng năm có; bên cạnh những bài có tính chất tiểu luận trình bày một vấn đề học thuật mà tác giả cho là quan trọng, lại có những đoạn danh văn ngoại quốc, thực chất là những suy nghĩ của một tác giả nước ngoài mà Đinh Gia Trinh thấy là hợp với ý tưởng của mình, tự tay ông dịch, và kèm thêm vào đó vài đoạn bình luận ngắn. Ấy là không kể những bài gọi là phiếm luận, tạp luận. Bấy nhiêu vấn đề, bấy nhiêu bài viết, cách viết, tưởng là tản mạn, nhưng rút cục, quy tụ ở một điểm, mà tác giả thấy tâm đắc hơn cả. Dù là mãi đến đầu 1945, Đinh Gia Trinh mới đưa ra một thiên tiểu luận có đường nét của một bài tổng kết Địa vị văn hóa Âu tây trong văn hóa Việt Nam, song tinh thần kiểm điểm soát xét lại lịch sử theo hướng này cũng đã chi phối ông nhiều năm về trước.
Tác giả Hoài vọng của lý trí đặc biệt nhấn mạnh tới cá nhân người phê bình. Ông nhắc lại ý kiến của một tác giả phương Tây bảo phê bình là một loại văn chủ quan, và trái với cái thành kiến thông thường cho rằng viết phê bình là “cân đong đo đếm” người khác, phải thấy trước tiên viết phê bình là dãi bày mình ra trước công chúng. Rồi Đinh Gia Trinh kết luận:
Tâm hồn nhà phê bình có giá trị ngần nào thì nghệ thuật của nhà phê bình có giá trị ngần ấy.
Vương Trí Nhàn
Nhận định chuyên gia
Nhà thơ Lê Đạt
Nghĩ đến Đinh Gia Trinh, bao giờ tôi cũng nghĩ tới một dáng người mảnh khảnh, ngẩng đầu đăm đăm trời sao sáng đêm đó với những giấc mơ đẹp của một bài thơ đẹp. Tôi bỗng nhớ đến một câu của Pascal, mà tôi xin phép được biến tác đôi chút: Đinh Gia Trinh là một cây sậy, một cây sậy bé bỏng giữa vũ trụ, nhưng là một cây sậy mơ mộng.
Nhận xét độc giả
Thảo luận