Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Sau Tháp nắng và Sinh nhật cây xương rồng, Hành hương em là tập thơ thứ ba của Inrasara thể hiện nhiều suy nghiệm sâu sắc của ông về cuộc sống thông qua vùng đất của nắng và gió, vùng đất quê hương ông.
Tập thơ gồm 20 bài thơ như sau:
- Apsara Vũ nữ Chàm
- Tôi, chẳng có gì trầm trọng lắm
- Thi ca và thi sĩ
- Khát vọng biển
- Con đường vỡ
- Tụng ca của nước
- Dấu chân trầm
- Sông Lu và tôi
- Sông Lu cùng tôi thức đêm nay
- Tam ca xanh
- Đêm Chàm
- Ngụ ngôn viết cho mình
- Cái nhìn ngoái lại
- Kí ức rừng
- Hơn cả nỗi chia xé
- Bên lề cuộc đời
- Tứ tuyệt Inrasara
- Khoảnh khắc vô cùng
- Những thi sĩ dân gian
- Hành hương em
- Những ý tưởng không mùa
Nhà xuất bản: NXB Trẻ
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook:
Đánh giá của KOMO
Quê hương dường như là nguồn cảm hứng vô tận của Inrasara – người con xứ Chăm, người con của những vùng đất mang trong mình nhiều tiếng vọng xưa cũ mời gọi những người con ngày hôm nay trên khắp mọi miền đất nước khám phá vùng đất linh thiêng ấy. Phan Rang – nơi chỉ có cát, gió, và nắng, và cái nóng như muốn vắt kiệt khối nước trong vạn vật lại là vùng đất ám ảnh nhà thơ khôn nguôi. Ở đầu tập thơ, ông viết:
“Cám dỗ bởi cái nhìn rất cổ điển, tôi bước theo
Người thiếu phụ có dáng đi của loài chim sa mạc
Hai mươi năm rồi tôi chưa dừng lại bước lãng du.”
Người thiếu phụ ấy là ai? Phải chăng người thiếu phụ ấy cũng chính là Phan Rang. Nàng mời gọi ông theo bước nàng, khám phá cuộc sống cùng nàng, cùng những gì nàng sở hữu và ông thuộc về. Đó có thể là một ‘Con đường vỡ’, nơi mà: “Con đường rừng nhạt và chìm dần vào ẩn mật/ kiên nhẫn chờ đợi bước chân thế hệ chưa hình thành/ bất chợt chiều nay tôi thấy con đường vỡ/ đang nhìn tôi trong tiếng nói không lời.” Đó cũng có thể là một ngôi ‘Tháp lạnh’: “Người xưa xa không trở lại nữa rồi/ Tháp miệt mài đứng đợi/ Sáng trưa chiều tối, sáng trưa chiều/ Tháp lạnh” Và có thể là sông Lu-người bạn cùng ông thao thức trong đêm vắng lặng: “Đến Phan Rang xóm làng đã ngủ/ riêng dòng Lu thức, đi không nguôi/ hành trình tìm một ban mai khác.”
Và vì thế, cuộc hành trình mà nhà thơ muốn nhắc đến ngay từ tiêu đề của tập thơ: Hành hương em, có lẽ em ở đây không phải là một ai đó cụ thể; em có thể là quê hương, em có thể là tình yêu, em có thể là không khí, em có thể là nắng…; trên tất cả, em chính là cuộc sống. Do đó, cuộc hành hương này vừa chứa chiêm nghiệm cá nhân của Inrasara, vừa chứa những suy tư về các vấn đề chung dành cho tất cả mọi người.
Nhận định chuyên gia
Mai Liễu, báo Tân Trào, 11.1998
Inrasara chứng tỏ một cây bút đang sung sức, đang đạt tới độ chín trong sáng tạo… Anh không nhằm giới thiệu mà khơi gợi cho ta những ấn tượng về một không gian văn hóa chung với những buồn vui, mất còn, những đam mê, trăn trở… Dù viết về đề tài nào thì anh cũng muốn đưa ra những lý luận riêng của mình. Vì thế, nhiều bài có sức gợi sâu xa.
Báo Thanh niên, 26.11.1999
Một giọng thơ hiện đại cùng cảm xúc mạnh mẽ, không chỉ với con người mà với cả đất đai vạn vật. Một sự góp mặt lặng lẽ nhưng rõ ràng rất đáng kể trong nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Vĩnh Nguyên, Báo Lâm Đồng, 24.06.2000
Dù thơ anh có thiên về nghiệm sinh, triết luận nhưng tâm hồn thi sĩ vẫn thể hiện. Trong con người thi sĩ ấy, luôn rạo rực và trào sôi khát vọng mãnh liệt, đủ để biến nỗi đau thành tiếng hát, biến nhịp tim buồn thành thổn thức lời thơ.
Báo Văn nghệ trẻ, 09.01.2000
Sau Tháp nắng và Sinh nhật cây xương rồng, dường như thơ Inrasara đang muốn tự bứt mình tìm đến một giọng điệu mới. Hành hương em – cuộc hành trình đầy nặng nhọc và có cả hoang mang của một trái tim sư tử, một kiếp phận lạc đà, nhưng có lúc, từ những nặng nhọc này đã cất lên một tiếng nói trong mát.
Lâm Tiến, Tạp chí Văn hóa các Dân tộc, số 07.2000
Chỉ trong bốn năm, Inrasara cho ra đời liên tục ba tập thơ. Với một giọng thơ tâm tình sâu sắc, Inrasara thể hiện rất rõ cá tính, bản lĩnh. Thơ anh đầy suy tư và chính vì vậy anh cũng hay triết lý về con người, cuộc sống. Bút pháp phóng khoáng nhưng lúc nào cũng chốt lại một tâm trạng, một cảm xúc, về mình, về con người, cuộc sống dân tộc, quê hương mình.
Hà Văn Thùy, Tạp chí Văn hóa – văn nghệ Công an, số 11.2000
Thơ Inrasara thật khỏe, không bi lụy mà như cây đại ngàn qua bão táp vẫn vươn lên đón nắng trời. Tiếng Việt của anh đạt đến mức điêu luyện. Đấy là thứ tiếng Việt phong phú, giàu biểu cảm, được sử dụng uyển chuyển đến mức tài hoa, điều mà không nhiều lắm tác giả người Kinh có được.
Nhận xét độc giả
hành hương
Thảo luận