Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Trong ý hướng dân chủ hóa văn học trong thời đại toàn cầu hóa, ở đó thơ Việt đương đại được sử dụng làm chất liệu minh giải, tập tiểu luận Song Thoại Với Cái Mới bước đầu thử làm cuộc phá vỡ vách ngăn văn chương (bị cho là) ngoại vi với văn chương trung tâm, trên nhiều bình diện của vấn đề, với nỗ lực đưa suy tư len giữa vạch đứt của tư duy phân biệt đối xử, với tham vọng đẩy lui nỗi mặc cảm từ phía ngoại vi, đồng thời lay dậy cánh trung tâm tự thức để luôn đặt mình vào tư thế thay đổi, cải tiến, cạnh tranh.
Mục lục:
Mở: Thơ như là một thiết yếu
1. Thơ, nghĩ & viết.
2. Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo.
3. Bế tắc trong sáng tạo.
4. Văn chương Đông Nam Á trong tâm thế hậu thuộc địa.
5. Khủng hoảng thơ trẻ Sài Gòn.
6. Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố ‘nữ’.
7. Thơ dân tộc thiểu số, từ một hướng nhìn động.
8. Sáng tác văn chương Chăm hôm nay.
9. Hậu hiện đại và thơ hậu hiện đại Việt.
10. Góp nhặt sỏi đá, hay Đối thoại về sai lầm lặp đi lặp lại về nhìn nhận thơ hôm nay.
11. Sẽ không có cuộc cách mạng thơ trong tương lai gần.
12. Văn chương mạng.
13. Văn chương trẻ Sài Gòn ở đâu?
14. Khai mở bế tắc sáng tạo (phỏng vấn).
Kết: Thơ như là con đường
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 0.56MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Khoa học xã hội » Nghiên cứu, phê bình văn học
Đánh giá của KOMO
Song Thoại Với Cái Mới là tập tiểu luận vừa có sự nối tiếp vừa có sự khác biệt với Chưa Đủ Cô Đơn Cho Sáng Tạo. Theo Inrasara, nếu như Chưa Đủ Cô Đơn Cho Sáng Tạo là một hụt hẫng của suy tư nền tảng và toàn diện về vấn đề trung tâm/ngoại vi của văn chương Việt hôm nay, thì Song Thoại Với Cái Mới làm đầy đủ nó. Song thoại lật mở mọi khía cạnh phân biệt đối xử đó: Văn học dân tộc thiểu số/đa số, nam/nữ, trung ương/địa phương, chính lưu/ngoài luồng, trong nước/hải ngoại, Đông Nam Á/thế giới…
Đến với Song Thoại Với Cái Mới, độc giả sẽ được tiếp cận với những cái mới như: thơ dân tộc thiểu số, thơ của các tác giả Chăm, thơ nữ quyền, hậu hiện đại, nhóm Mở Miệng, nhóm Ngựa Trời, sáng tác của các nhà văn hải ngoại… Đó là những cái mới mang cảm thức mới, qua lối biểu hiện mới bằng các thủ pháp mới. Bằng cách song thoại với cái mới, Inrasara đã mang đến cho người đọc những mảng đề tài được tiếp cận bằng nhiều lối khác nhau với những hình thức khác nhau. Khi thì bằng hình thức đối thoại trực tiếp (“Khai mở bế tắc sáng tạo”) hay đối thoại giả tưởng (“Góp nhặt sỏi đá”), hoặc nhận diện từng dòng văn học (“Thơ dân tộc thiểu số, từ một hướng nhìn động”) hay từng bộ phận tác giả (“Thơ nữ trong hành trình cắt đuối hậu tố ‘nữ’”), từ đó đưa ra nhận định mang tính khái quát. Mỗi cái mới có khi được minh định chặt chẽ như một tiểu luận khoa học (“Sẽ không có cuộc cách mạng thơ trong tương lai gần”, “Văn chương Đông Nam Á trong tâm thế hậu thuộc địa”), cũng lắm lúc nó có mặt như một bài báo (“Còn ai đọc thơ, hôm nay?”, “Bế tắc trong sáng tạo”) hay một tản văn ngẫu hứng (“Sáng tác văn chương Chăm hôm nay”). Có khi nó công phá như thanh đoản kiếm với đường thọc ngắn và dứt khoát (“Văn chương trẻ Sài Gòn ở đâu?”), nhưng lắm lúc cần đến tầm bao quát rộng lớn cả sự lí giải mang tính lí thuyết dông dài (“Hậu hiện đại và thơ hậu hiện đại Việt”). Rất linh hoạt và sáng tạo.
Với Song Thoại Với Cái Mới, tác giả có ý hướng nhận diện và ý muốn xô đổ bức vách ngăn văn chương (bị cho là) ngoại vi và trung tâm qua quyết tâm phá tan nỗi mặc cảm hậu thuộc địa và ngoại vi tai hại; đồng thời, khai vỡ mọi khía cạnh trung tâm/ngoại vi trong văn chương Việt đương đại mà ông cho rằng đó là một thách thức vô cùng lớn.
Nhận xét độc giả
Thảo luận