Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Lạc rừng cuốn người đọc vào một cuộc chiến khốc liệt của cả người lính và người dân ở Tây Nguyên trước chiến thắng năm 1975.
Đó là cuộc chiến của chàng lính trẻ người Kinh tên Bình, bị lạc khỏi đồng đội, rơi vào cộng đồng người Bahnar ở Tây Nguyên. Sự bất đồng ngôn ngữ cùng với sự non nớt của Bình trong ứng xử với những người dân tộc, cộng với sự hoang mang của anh đã khiến anh gặp nhiều khó khăn.
Không phải cuộc chiến như Bình đã trải qua cùng đồng đội – nã súng vào kẻ địch thật rõ ràng, cuộc chiến mới của Bình cam go hơn nhiều, vừa cùng những người dân tộc kiếm miếng ăn, vừa đánh kẻ địch, lại vừa phải gây dựng lòng tin nơi họ, khi họ còn chưa xác định được danh tính của anh.
Không chỉ có Bình, cả Bin – một chàng du kích người Bahnar hồn nhiên, cả Kon-lơ – một tù binh Mỹ đều học được nhiều điều bổ ích trong cuộc chiến mới đó...
Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 1.81MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Văn học Việt Nam » Tiểu thuyết VN
Đánh giá của KOMO
Lạc rừng đã dựng lại không chỉ một mà nhiều cuộc chiến của cả người lính và người dân ở Tây Nguyên: cuộc chiến với giặc Mỹ, cuộc chiến với cái đói, cuộc chiến về tư tưởng. Cuộc chiến với kẻ thù vô cùng khốc liệt, cái chết thường trực, lúc nào cũng có thể xảy ra, với bất cứ ai. Cuộc chiến với cái đói, cái khát thì dai dẳng, bất tận. Nhưng cuộc chiến về tư tưởng, lấy lòng tin của con người mới chính là cuộc chiến dai dẳng và cam go nhất, nó đòi hỏi người ta vừa phải trung thực, chân thành, lại vừa phải mưu trí để vượt qua được những thử thách, nghi ngờ, bất đồng về ngôn ngữ và văn hóa.
Chàng lính trẻ Bình đã rơi vào cả ba cuộc chiến đó cùng lúc. Lần đầu tiên Bình nhận ra cái tài làm thơ viết văn và cả mớ chữ của mình cũng không giúp anh lấy được lòng tin của những người dân Bahnar ngay lập tức. Anh phải ở cùng với họ, cùng làm rẫy, cùng đi săn, cùng đánh giặc, quan sát họ, học tập họ: từ ngôn ngữ tới cách ăn uống, ứng xử, để dần dần chứng tỏ cho họ thấy bản thân mình. Và điều không ngờ tới là chính anh yêu quý và thật lòng muốn gắn bó với họ chứ không hòng thoát khỏi họ như dự định ban đầu, để về với đơn vị.
Bằng lối viết đơn giản, tự nhiên theo lối kể chuyện, tác giả đã dựng lại những cuộc chiến ấy không chỉ diễn ra chỉ với Bình mà còn với những người khác nữa. Như Bin, chàng trai Bahnar trung hậu, dũng cảm, đã giúp đỡ Bình vượt qua những ngày đầu khó khăn. Chàng trai dân tộc này mặc dù hiểu rất rõ lý tưởng đấu tranh nhưng vẫn giữ nguyên được cốt cách “Tây Nguyên” trong dòng máu, đó là lối ứng xử hồn nhiên, hoang dã, cùng với tư duy rất “ngây ngô”, như khi kể cho Bình nghe tên lính Mỹ Kon-lơ bị sốt rét. “Bin nhổ nước miếng chin chít. Cậu chợt ngước nhìn tôi, hỏi: Sao nó cũng biết sốt rét như người mình nhỉ?”
Đặc biệt là cuộc chiến của Kon-lơ tên lính Mỹ bị bắt làm tù binh. Kon-lơ biết nói tiếng Bahnar, biết ăn uống, làm rẫy như người Bahnar, thậm chí còn cùng du kích Bahnar tham gia vào “giết ác trừ gian” nữa. Đây là nhân vật làm cho Bình kinh ngạc nhất. Bởi Bình đã được rèn luyện về mặt “tư tưởng” rằng đó là kẻ thù không đội trời chung. Vậy mà ở đây, những người Bahnar lại ăn uống cùng, thậm chí còn cho hắn cùng đi thực hiện nhiệm vụ cách mạng nữa.
Chân dung những người dân Bahnar được Trung Trung Đỉnh phác họa thật hồn nhiên, hoang dã, cũng như núi rừng Tây Nguyên thuở ấy. Họ sống, yêu, và chiến đấu bằng sự hồn nhiên hoang dã ấy. Cũng dưới ngòi bút ấy, cuộc chiến vẫn là cuộc chiến: máu lửa, đói khát, và cái chết. Dẫu cái chết là tất yếu, nhưng trong cuộc chiến này, cái chết gây ra cho người ta những ám ảnh thật khó xóa. Và Bình liệu có vượt qua được nó?
Nhận định chuyên gia
Nhà văn Nguyên Ngọc
Anh đã sáng tạo ra được một cách viết mới về Tây Nguyên, và do đó đã khám phá lại cho ta một lần nữa cái thế giới Tây Nguyên khiêm nhường, lẩn khuất mà tuyệt đẹp ấy. Trong nghệ thuật làm được một việc như vậy là rất nhiều. Tiểu thuyết này của anh là một minh chứng rõ rệt.
Đoàn Minh Phụng, TBT Báo Gia Lai
Thành nhà báo, rồi nhà văn, đâu đó người đọc cứ thấy trong báo, trong văn Trung Trung Đỉnh còn ám ảnh nhiều lắm về những ngày bom đạn ở Trường Sơn, Tây Nguyên ấy. Những đồng đội, những người dân Bahnar, Jrai cứ đối thoại với anh trong từng trang viết.
Nhận xét độc giả
Thảo luận