Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Hai tập sách là tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trên trang Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần trong khoảng thời gian 2003 – 2004. Đều đặn hàng tuần trong suốt hai năm, ông gửi những bài viết theo lối tâm tình với độc giả - mà ông mặc định là những người bận rộn – để chia sẻ, “tám” chuyện với họ.
Các bài viết thường ngắn gọn, súc tích, tập trung khai thác các vấn đề trong cuộc sống, như: sức khỏe, thời gian, gia đình, tình cảm, sự nghiệp, v.v…thậm chí cả chuyện bình luận bóng đá, hay chuyện chẻ ba một câu Kiều
Những câu chuyện này ẩn chưa những gì phía sau? Tại sao chúng được chào đón suốt hai năm và sau đó còn được in lại vào sách? Có gì đặc biệt trong cách viết báo của một bác sĩ? Nếu đây là lần đầu bạn tiếp xúc với những trang văn của Đỗ Hồng Ngọc, bạn sẽ ngạc nhiên với những điều thú vị mà ông mang đến.
Nhà xuất bản: NXB Văn Hóa - Văn Nghệ
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 1.5MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Văn học Việt Nam » Truyện ngắn, tản văn
Đánh giá của KOMO
Thư gởi người bận rộn, đúng như tiêu đề, là những “lá thư”, những lời tâm sự thấu tình đạt lý của một vị bác sĩ, một người nghiên cứu chuyên sâu về hành vi con người trong suốt mấy chục năm, đồng thời cũng là những lời khuyên của một người từng trải đối với những con người “bận rộn” trong xã hội hiện đại. Cuốn sách là một tập hợp những mẩu chuyện minh triết, ý nhị, như một túi khôn mà tác giả đã dốc ra sẻ chia với bạn đọc.
Là một bộ sưu tập các bài viết, nên cuốn sách có sự đa dạng, phong phú về mặt đề tài. Rủ rỉ qua từng tuần báo, Đỗ Hồng Ngọc đi từ những vấn đề sức khỏe cho tới tâm lý của con người, từ những chuyện nhỏ bé riêng tư cho tới những vấn đề mà cả xã hội cùng quan tâm, hướng đến vào thời điểm viết, từ chuyện sinh hoạt cho tới chuyện văn chương nghệ thuật mà ông rất rành. Vấn đề mà ông xoáy sâu nhất là chuyện cân bằng cuộc sống cho những con người hiện đại. Làm sao để “tâm an”, sức khỏe bền, làm sao để stress không gây tác động xấu đến cơ thể. Có những chuyện, ông viết ra tưởng như chỉ để chơi thôi, hoặc là viết như những mẩu tiếu lâm hài hước, tếu táo. Thế nhưng bên dưới những hàng chữ bao giờ cũng là những thông điệp, những trăn trở của một thầy thuốc đã chứng kiến biết bao tật bệnh cũng như những chuyện tử sinh.
Một năm sau ngày tốt nghiệp đại học, Đỗ Hồng Ngọc đã cho ra đời tác phẩm đầu tiên về Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò, bởi theo ông, phải viết sớm, trước khi mình trở nên xa cách với lứa tuổi học trờ, sợ rằng mình sẽ mang cái giọng của một ông bác sĩ “khệnh khạng, đạo mạo, lên giọng dạy dỗ nọ kia” (chữ dùng của ông). Tinh thần khiêm tốn ấy tồn tại đến bây giờ, khi đi suốt hai tập sách này, bạn sẽ không gặp đâu một vị bác sĩ “bận rộn”, cáu gắt, với những chỉ dẫn cứng nhắc, mà chỉ thấy một thầy thuốc vui tính, thích đùa, dí dỏm mà chỉ ra những thói quen hại thân, hại tâm của bạn, để rồi chúng ta cùng suy ngẫm, tìm cách làm cho mình, cũng là cho xã hội, tốt đẹp hơn.
Nhận định chuyên gia
Nguyễn Hiến Lê
Văn ông lưu loát, sáng sủa; giọng ông thân mật, nhiều chỗ dí dỏm, có chỗ mỉa mai chua chát nhẹ nhàng, có chỗ nên thơ… Một bác sĩ mà lại là một thi sĩ thì luôn luôn làm cho chúng ta ngạc nhiên một cách thú vị...
Khuất Đẩu, 2011
Ông là người thương yêu, quý trọng cuộc sống nhiệm màu và luôn luôn muốn rủ rê mọi người hãy trút hết lo âu, muộn phiền cùng rong chơi với ông cho hết một cuộc tổn vong. Và, ông đã được bao nhiêu người vui vẻ đi theo với những cuốn sách xinh xắn như: Nghĩ từ trái tim, Gió heo may đã về, Già ơi... Chào bạn!, Những người trẻ lạ lùng, Thư gởi người bận rộn..
Nhận xét độc giả
Thảo luận