Uncategorized

Một ghi chép về tọa đàm sách Khát vọng tới cái vô hạn

NXBTreStoryFull_17362014_023651

Bài viết dưới đây ghi chép lại những nét chính trong buổi tọa đàm giới thiệu sách Khát vọng tới cái vô hạn của nhà vật lí Trịnh Xuân Thuận do hai diễn giả là nhà vật lí Phạm Văn Thiều & nhà báo Vũ Công Lập chủ trì. Buổi tọa đàm đã diễn ra vào lúc 18:00, ngày 4.11.2014 tại thư viện đa phương tiện IDECAF (31 Thái Văn Lung, Q.1, Sài Gòn).

Người viết không có chút kiến thức nào về vật lí, những gì đã học trong nhà trường phổ thông cũng không nhớ gì; vậy nên, trong bản tóm tắt này, nếu có ghi sai kiến thức nào đó (vì nghe nhầm hoặc vì nhìn nhầm chữ của mình trong sổ tay khi đánh máy lại), mong mọi người thông cảm.  Người viết muốn chia sẻ ghi chép này với hi vọng nó có thể phần nào khơi gợi tình yêu khoa học tự nhiên, vật lí cho người đọc – điều mà hai diễn giả ngày hôm đó đã truyền đến người viết một cách mãnh liệt.

tumblr_mzv4pzccv71qzqwamo1_1280

Phần thảo luận chính

Ngày xưa, con người nhìn lên bầu trời và tự hỏi: “Bầu trời vô hạn hay hữu hạn, có như các con số không?” Qua một thời gian dài, người ta nhận thấy bầu trời quá khó để nắm bắt nên lại qui mọi thứ về với các con số, lại bị ám ảnh bởi cái vô hạn.

Trong thế giới vô hạn không chấp nhận được khái niệm bộ phận & toàn thể. Và không có chuyện bộ phận nhỏ hơn toàn thể. Người ta dùng nhiều phương pháp để áng chừng cái vô hạn:

  • Phương pháp tương ứng 1:1: phương pháp này có thể mở ra vô hạn
  • Hình học phi Eclipse: có thể hữu hạn mà không có biên
  • Ngoài vật chất mà bình thường ta hay biết như bàn, ghế, còn có một lượng vật chất khác: vật chất tối & năng lượng tối. Hai thứ này vẫn chưa ai biết được.

d81444128ee45f556287ac19e6d2b68d

Câu chuyện về Coco Chanel: bà tuyên bố bộ váy & đôi giày bà mang phải mỗi ngày mỗi khác. Vậy làm cách nào để đo trung bình tổ hợp váy & giày bà mặc trong suốt cuộc đời để không ngày nào trùng ngày nào?

Chúng ta chỉ quan sát được vũ trụ trong vòng 47 tỉ năm ánh sáng.

Mỗi sinh thể khác nhau là do sự sắp xếp của các nguyên tử.

Đa số những vũ trụ khác có các hằng số khác với vũ trụ ta đang sống.

Vũ trụ song song khác do cơ học lượng tử tạo ra.

Hạt trong cơ học lượng tử vừa có tính chất sóng, vừa có tính chất hạt. Do đó, ta không thể biết nó ở đâu. Nếu biết được vị trí chính xác một hạt thì không biết được tốc độ, nếu biết được tốc độ thì không biết vị trí chính xác. Đó là định luật bất định. Nếu nắm được định luật này, con người có thể nắm giữ quá khứ, hiện tại, tương lai cùng lúc. Khi đó, định luật bất định sẽ thành nguyên lí tất định. Quĩ đạo của các hạt electron trong SGK nói cũng không hẳn là chính xác, chỉ vì đa phần nó luôn ở đó không có nghĩa là nó luôn ở đó.

maxresdefault

Thí nghiệm tưởng tượng con mèo của Schrodinger: nhờ thí nghiệm này mà người ta nảy ra ý niệm về thế giới song song. Song song thì không thể quan sát được. Từ vũ trụ này không thể quan sát vũ trụ khác.

Đa vũ trụ: giai đoạn vũ trụ lạm phát. Không phải giãn nở một chỗ mà là giãn nở ở nhiều vũ trụ. Nhiều vũ trụ giãn nở cùng lúc là vũ trụ bong bóng. Hạt Higgs – “hạt của Chúa” đã được tìm thấy ở Geneva.

Lí thuyết dây: hạt electron nhỏ bé, nó chỉ là một điểm 0. Vì thế mà đẻ ra cái vô hạn, khó đo đếm. Tham vọng của lí thuyết dây là phải có con số cụ thể.

Không gian có nhiều hơn ba chiều, những chiều kia co lại, quá nhỏ bé nên chúng ta chỉ còn có thể thấy ba chiều rõ nhất là: dài, rộng, cao. Năm 2013, Đàm Thanh Sơn với lí thuyết dây đã đưa ra nhiều phát hiện quan trọng.

Trên thực tế, vũ trụ chỉ là tư biện, vẫn chưa được kiểm chứng. Đó là nguồn cảm hứng để các nhà khoa học đi tới.

original

Phần giao lưu: về việc đọc và dịch sách nghiên cứu khoa học

Những sách phổ biến khoa học chỉ trình bày tư tưởng, ý tưởng của các nhà khoa học. Không thể trình bày chi tiết, cụ thể các công trình của họ.

Muốn làm được khoa học, phải học về khoa học đàng hoàng chứ không thể chỉ đọc mà làm được. Ngoài 36 tuổi nếu không làm gì được thì cũng không thể làm gì được nữa.

Một người dịch thuật không thể tùy tiện.

Quyền sở hữu sách khác với quyền khám phá tri thức. Quyền khám phá tri thức thuộc về tất cả mọi người nhưng quyền sở hữu sách chỉ dành cho những người chịu trả tiền cho sự lao động, sáng tạo của tác giả, đội ngũ làm sách.

universe_painting_by_jashjash-d8dqtyt

Einstein từng nói: “Phật giáo là tôn giáo gần như giải đáp mọi vấn đề cho loài người.”

Tiểu thuyết Hạt cơ bản diễn tả mối liên hệ giữa Phật giáo & vật lí.

“Giai điệu bí ẩn – quyển sách đầu tay theo tôi là hay nhất, gửi gắm được hết những tinh hoa nhất của Trịnh Xuân Thuận.” – Phạm Văn Thiều

Cái vô hạn trong lòng bàn tay: những ai quan tâm đến Phật giáo nên đọc cuốn sách này.

Máy phản hạt đã tìm ra “hạt của Chúa”- hạt Higgs. Hạt này đặc biệt vì nó thấm đẫm cả vũ trụ và chỉ được sinh ra ở nhiệt độ rất nóng.

Vũ trụ của Carl Sagan: thể hiện vật lí & tôn giáo hài hòa.

Vật lí chặt chẽ hơn toán học.

P3160756

Nhà khoa học tuyến trước: phía sau là những điều đã biết, phía trước là những điều chưa biết. Họ chỉ nghiên cứu những điều chưa biết nên rất cô đơn. Vì thế, họ có nhu cầu viết lại để kể cho mọi người nghe. Trịnh Xuân Thuận là một trong những người như thế.

Khoa học cũng nghiên cứu vẻ đẹp tự nhiên như nghệ thuật, văn chương.

Định lí cuối cùng của Fermat: ai đã từng một thời yêu toán đều say sưa với cuốn này.

Từ năm thứ ba đại học, chúng tôi đã bắt đầu dịch rồi. Cái quan trọng nhất là sự tha thiết.

Lúc bắt đầu đọc sách khoa học nên đọc Giai điệu bí ẩn vì cuốn ấy dễ hiểu. Dần dần rồi đọc lên cao, đọc đến những cuốn khó như Nguồn gốc, Hỗn độn & Hài hòa.

 Với những sách có khối lượng kiến thức cao, không cần phải đặt mục tiêu hiểu hết trong một lần đọc. Không hiểu hết cũng không sao, chỉ cần tiếp tục đọc, không hiểu thì đọc đi đọc lại mãi, đến lúc nào đó cũng sẽ hiểu thôi. Điều quan trọng là cứ đọc, cứ đọc rồi sẽ hiểu.

K

KOMO chân thành cảm ơn bạn K đã đóng góp bài viết này. 

Độc giả có bài cảm nhận về tác phẩm, thông tin/bài phỏng vấn tác giả hoặc bài viết về sách/việc đọc sách nói chung… muốn đóng góp cho KOMO Blog, xin gửi về ebookclub@komo.vn. Nếu bài viết được duyệt đăng blog KOMO, bạn sẽ được tặng một ebook bất kì trên KOMO do bạn tự chọn. 

Lời BTV

Độc giả có thể tìm đọc những tác phẩm liên quan đến khoa học tự nhiên, vật lí qua các ebook có trên KOMO dưới đây:

Đạo Của Vật Lý – Fritjof Capra

300x384-dao-cua-vat-ly

Lưới Trời Ai Dệt? – Nguyễn Tường Bách

300x384-luoi-troi-ai-det

Đăng bình luận

concepted and designed by Nhon Giang