Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Marysia Kawczak là một cô gái 15 tuổi lớn lên tại vùng quê Ba Lan, nơi đây khiến cho cô có cảm giác mình được định trước sẽ trở thành một người giống mẹ: một cô hầu. Nhưng sau đó, gia đình Marysia chuyển lên sống tại thành phố lớn. Ở thành phố này, cô đã gặp hai người bạn có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời mình là: Kasia và Ewa. Họ lần lượt chỉ cô những bí mật về cuộc sống. Cuộc sống ảm đạm của Marysia bỗng dưng có nhiều màu sắc vì cô không chỉ khám phá vẻ bề ngoài của thế giới mà còn đi sâu hơn vào những trải nghiệm tinh tế của tình yêu, tình dục, khát vọng, sự đồng cảm…
Kết hợp nhiều yếu tố của tiểu thuyết đương đại: thuyết siêu hình, những truyện cổ tích, sử thi được chồng nhiều lớp vào nhau giống như phong cách của Dostoevsky, Flaubert, và Mann; Tomek Tryzna đã tạo được một tác phẩm văn học đầu tay đáng kinh ngạc.
Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn,Phương Nam Book
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 1.93MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Văn học nước ngoài » Tiểu thuyết đương đại
Đánh giá của KOMO
Mặc dù được viết với ngôi thứ nhất, xoay quanh nội tâm của Marysia nhưng cách mở đầu lại khiến cho người ta cảm giác Cô gái không là gì không phải là tiểu thuyết về nhân vật mà là một chuyện cổ tích thần thoại. Tryzna đã sắp xếp ý đồ nghệ thuật của mình rất rõ ràng ngay từ khi khởi điểm tác phẩm. Mở đầu là cảnh Marysia đang làm việc tại vườn khoai tây. Chúng ta có thể liên tưởng hình ảnh này tượng trưng cho Vườn Địa Đàng ở Ba Lan. Đột nhiên, Marysia cảm thấy trong bụng mình “có gì đó kì lạ”. Chi tiết này báo hiệu những điềm không may sẽ xảy đến cho cô gái.
Đọc tiếp, chúng ta biết rằng Marysia và gia đình của cô phải rời khỏi làng Jawiszow, tên của ngôi làng có nghĩa là “sự phóng khoáng”, để đến sinh sống tại thành phố Walbrzych và tên trong tiếng Đức của thành phố này là Waldenburg, mang ý nghĩa “thành phố rừng”. Cô gái thôn quê đã bị lạc lõng trong lối sống đô thị cho đến khi gặp hai người bạn cùng lớp dẫn dắt cô vượt qua khu rừng tối tăm: Katarzyna Bogdanska, gọi thân mật là Kasia; và Ewa Bogdaj. Hầu như ngay lập tức, rất nhiều độc giả sẽ chú ý thấy họ của hai cái tên này bổ sung cho nhau: “Bogdanska và Bogdaj” và cả hai đều là những người có ảnh hưởng lớn đến Kasia. Thật kì lạ, cứ như thể mọi thứ đều đi đôi với nhau vậy. Nhưng sự trùng hợp này hoàn toàn là dụng ý của tác giả, về sau, độc giả sẽ lí giải được. Tác phẩm này được viết với những tông màu cảm xúc khác biệt rõ rệt, nén chặt trong không gian đầy những ẩn ngữ có nhiều ý nghĩa. Bởi vì tất cả mọi thứ trong thế giới của Cô gái không là gì đều đi đôi với nhau như một bức tranh hai mặt nên chính bản thân cấu trúc của tác phẩm này cũng chia làm hai phần hầu như bằng nhau: phần 1 nói về mối quan hệ giữa Marysia và Kasia; phần 2 nói về mối quan hệ giữa Marysia và Ewa.
Tài năng kể chuyện của Tryzna không chỉ dừng ở việc xây dựng cấu trúc, tạo ra những ẩn nghĩa cần giải đáp mà còn khiến cho một câu chuyện về thiếu niên thu hút cả những độc giả lớn tuổi. Điểm mấu chốt lôi cuốn họ là việc cuối cùng nhân vật thiếu niên sẽ đối diện với sự trưởng thành như thế nào. Trong câu chuyện, các nhân vật thường xuyên nói với nhau về những chủ đề lớn nhưng tác giả không thuật lại cụ thể bất cứ bình luận nào của họ: “Chúng tôi nói chuyện với nhau về âm nhạc và triết học đến tận tối.” Khi chúng ta bắt được một chi tiết triết học cụ thể nào đó thì dường như chúng đã trở thành tiếng lòng những suy tư của Marysia: “Thật ấm áp, những ngôi sao đang tỏa sáng. Trái Đất nhìn từ xa có lẽ cũng chỉ trông nhỏ bé giống như những ngôi sao ấy. Một chút ánh sáng trong bóng đêm. Đó là điều tất cả chúng ta đều có trên Trái Đất này. Đôi lúc tôi cảm thấy thanh thản với suy nghĩ ấy.” Với phương cách đó, Tomek Tryzna đã để cho độc giả đi sâu vào hành trình tâm lí của Marysia, của những người trẻ từ điểm khởi đầu cho đến kết thúc bằng chính giọng nói và điểm nhìn của họ.
Nhận định chuyên gia
Dịch giả Lê Bá Thự
Bắt đầu từ gợi ý của một dịch giả người Thụy Điển từng chuyển ngữ cuốn sách này, tôi đi tìm mua sách tại thủ đô Warszawa, Ba Lan. Đọc xong tôi rất hứng thú bởi sự đa tầng, đa nghĩa của tác phẩm. Đặc biệt, tác phẩm này được nhà thơ đoạt giải Nobel năm 1980 - Czeslaw Milosz - coi là tiểu thuyết hậu hiện đại thật sự đầu tiên của Ba Lan và được Bộ Giáo dục quốc dân Ba Lan chọn làm một trong sáu cuốn sách đọc bắt buộc đối với học sinh lớp 9 Trung học cơ sở ở nước này niên học 2012 - 2013, chứng tỏ giá trị giáo dục của thiên tiểu thuyết này.
PGS.TS Lưu Khánh Thơ
Qua lăng kính của những nhân vật ở độ tuổi mới lớn, tác giả Tomek Tryzna đã phản ánh một cách sinh động, chân thực xã hội Ba Lan đương đại. Cuốn sách gây ấn tượng mạnh với độc giả ở những vấn đề trong xã hội được đề cập một cách thẳng thắn như tình yêu, giới tính, quan niệm sống… Được phản ánh qua lăng kính của lứa tuổi mới lớn nên tác phẩm đã thể hiện thành công đặc trưng tâm lý của lứa tuổi này: thẳng thắn, thành thật đến mức trần trụi nhưng cũng vô cùng non nớt, ấu trĩ. Những diễn biến tâm lý biến đổi liên tục, bất ngờ trong khoảng thời gian ngắn của tiểu thuyết chính là một trong những điểm cuốn hút người đọc.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên
Cuốn sách đề cập đến một hiện trạng của xã hội Ba Lan: có một bộ phận thế hệ trẻ hoang mang, mất phương hướng, đang nổi loạn, đang bị lệch chuẩn về các giá trị…
Nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên
Thế giới tâm hồn đầy xáo động của những người trẻ nhạy cảm, dễ bị tổn thương được mô tả trong cuốn tiểu thuyết đầy tinh tế, có sức hấp dẫn riêng với một cấu trúc chung đa tuyến, hiện đại… Một tiểu thuyết không chỉ dành cho những người trẻ đang hoang mang trước ngưỡng cửa cuộc đời.
Nhận xét độc giả
Thảo luận