Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Hồng Nhan Thượng Hải – Thời Thanh xuân là 2 truyện dài của 2 nhà văn nổi tiếng Trung Quốc – Trần Đan Yến và Trương Hiền Lượng.
Truyện dài Hồng nhan Thượng Hải (Trần Đan Yến) là một câu chuyện lấy bối cảnh Thượng Hải từ năm 1944 qua lời kể của nhiều người về cuộc đời của Diêu Diêu - ra đời vào mùa hè năm 1944. Diêu Diêu là con gái thứ hai của một ngôi sao điện ảnh nhưng sống hòa đồng với bạn bè và chịu sự giáo dục nghiêm khắc và nóng nảy của mẹ. Cô giống mẹ ở tính muốn có danh tiếng nhưng lại lựa chọn chính trị. Song tiền đồ chính trị của cô luôn gặp khó khăn, trắc trở vì mẹ cô là ngôi sao của giai cấp tư sản vì vậy Diêu Diêu đã phải chịu những hy sinh, mất mát ngay cả những người mà cô yêu thương nhất...
Truyện dài Thời Thanh Xuân của nhà văn Trương Hiền Lượng viết về những khoảnh khắc, ký ức và những câu chuyện được định nghĩa là “thời thanh xuân” mà tác giả cũng chính là nhân vật “tôi” đã trải qua, đã cảm nhận được trong thời gian đi cải tạo ở thời kỳ bài trừ phái hữu, cải cách văn hóa của Trung Quốc.
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 0.92MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Văn học nước ngoài » Tiểu thuyết đương đại
Đánh giá của KOMO
Hồng nhan Thượng Hải - Thời thanh xuân là 2 truyện dài đều viết về thời kỳ thực hiện những cuộc cách mạng lớn của Trung Quốc như tiêu diệt giai cấp vô sản, đại cách mạng văn hóa… thông qua cuộc đời và số phận của những con người tiêu biểu.
Hồng nhan Thượng Hải kể về Diêu Diêu, sinh ra giữa mùa hè năm 1944, cô “như hạt bụi dính trên pho sách sử”. Cuộc đời cô được viết nên bằng những đoạn hỏi đáp với một ông già, bạn học, em trai, giáo viên… và những trang nhật ký. Tác giả ghi chép, xâu chuỗi và vẽ ra một Diêu Diêu xinh đẹp, tài năng, sống tình cảm nhưng cũng kiên cường, dám vươn tới những khát vọng, dám yêu và dám thể hiện tình yêu. Dù rằng Diêu Diêu “chẳng hay biết gì về thời cuộc” nhưng “rất tích cực mưu cầu tiến bộ”, muốn giống mẹ cô “muốn trở thành người có danh tiếng, có tiền đồ chính trị, được Đảng tín nhiệm”, và trên hết cô sợ bị xã hội ruồng bỏ, nên cô “phê phán gia đình, chửi bới mẹ, vạch ranh giới với mẹ” nhằm “vỗ ngực mình là cách mạng”… Trần Đan Yến đã khắc họa được cuộc đời của Diêu Diêu, một cô gái rất bình thường nhưng lại là sản phẩm của quá trình làm cách mạng thời bấy giờ.
Trương Hiền Lượng viết Thời thanh xuân với những đắng cay, chua chát của nhân vật “tôi”, một nam sinh bị liệt vào thành phần tư sản ở trường học, là “phái hữu” khi làm thơ nên vào tù ra tội và phải đi cải tạo lao động nhiều năm, bị ảnh hưởng bởi nhiều luồng văn hóa nên chẳng dám nghĩ đến chuyện yêu đương. “Tôi” đã không biết được thời thanh xuân của mình như thế nào trong xã hội loạn lạc của những người làm cách mạng và những người bị buộc là phản cách mạng. Những câu chuyện, những khoảnh khắc, ký ức vụn vặn được gọi là “thời thanh xuân” chua chát, cay đắng nhưng lại được tác giả viết bằng giọng văn hài hước, châm biếm những điều phi lý, mê muội, những “tội lỗi hồn nhiên” mà xã hội đương thời gieo rắc vào tâm trí nhân dân. Đó là chính những trải nghiệm để nhắc lại thời thanh xuân của mình, để cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa.
2 tác giả đã thành công khi dựng lại một thời kỳ lịch sử của Trung Quốc một cách trung thực, sống động nhất.
Nhận xét độc giả
Thảo luận