Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Đàn đáy là câu chuyện xảy ra ở thời Lê-Trịnh, một giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước ta. Song ở đây, những sự kiện lịch sử kỳ thực chỉ là cái phông nền, hay là cái đinh treo bức tranh chuyện một phường hát ca trù nổi tiếng khắp kinh kỳ, với hai nhân vật chính là anh kép đàn dòng dõi và cô đào hát lạc loài - Bạch Vĩ và Bạch Dung.
Nổi tiếng với ngón đàn làm say đắm lòng người, thế nhưng, Bạch Vĩ rất thất chí vì nhiều lần đến với khoa thi đều bị đánh trượt. Bạch Vĩ tìm quên trong men rượu. Trong một lần đến lầu Phỉ Thúy, chàng đã chuộc cô gái tên Dung đã phải bán mình chôn cha. Cảm tấm lòng hiếu thảo và nhận thấy giọng hát của Dung, Bạch Vĩ đưa nàng về nhà mình, đặt tên là Bạch Dung, và nhờ mẹ chàng dạy hát cho nàng.
Nhưng giữa thời tao loạn, liệu giọng hát, tiếng đàn của đôi trẻ tài hoa Bạch Dung - Bạch Vĩ có được thăng hoa, góp vui cho đời? Hay giọng hát, tiếng đàn ấy cũng phải chịu sự trầm luân, vùi dập?...
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 0.5MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Văn học Việt Nam » Tiểu thuyết VN
Đánh giá của KOMO
Trong mảng văn chương lịch sử vốn không có nhiều cây bút trẻ, tiểu thuyết Đàn đáy của Trần Thu Hằng xuất hiện, tạo nên một tác phẩm vô cùng ấn tượng bởi sức hút mãnh liệt khó cưỡng lại nó mang trong mình, mà ngay cả giới nghiên cứu phê bình cũng không thể nào không nhắc đến.
Trên cái nền lịch sử phức tạp của của thời kỳ Lê-Trịnh, đề tài mà Đàn đáy thể hiện quả thực không hề đơn giản. Đó không phải là những biến cố của thời cuộc với những nhân vật lịch sử mà ta đã từng biết; dẫu cho những cái tên như Trịnh Sâm, Nguyễn Khản (anh cùng cha khác mẹ của Nguyễn Du), Nguyễn Hữu Chỉnh, Lê Chiêu Thống, Hoàng Đình Bảo... vẫn được nhắc đến như đúng thần thế và tâm thế của họ. Trần Thu Hằng mượn chính các nhân vật lịch sử để dựng lại không khí lịch sử, trong không gian bao bọc bởi nghệ thuật ca trù (hát ả đào) với kiếp phù du của người nghệ sĩ. Song ở đây, cái tình của kiếp người mới thực sự là đích đến mà nhà văn trẻ muốn hướng tới trong tác phẩm chứa đựng đầy tâm huyết này.
Vừa có tâm, lại có tài, thế nhưng ngón đàn và tiếng hát của Bạch Vĩ và Bạch Dung, dẫu tài hoa đến đâu cũng không tránh khỏi nỗi đau của kiếp nhân sinh mà chính bản thân họ cũng không thể thoát ra được. Sợi dây thừng trói chặt của duyên nghiệp cầm ca và sự đa mang của kiếp người chính là cái đắng cay của thế thái nhân tình mà Đàn đáy đã phối hợp thật nhuần nhuyễn.
Và dù cho có viện giải cuộc sống bằng cách riêng độc đáo hiếm thấy, cuốn tiểu thuyết lịch sử đầy nội lực của cây bút trẻ Trần Thu Hằng vẫn nổi bật lên bởi những trang viết thật sinh động và sâu sắc. Như một bức thông điệp được gửi từ quá khứ, tác phẩm này, giống như ngón đàn và tiếng hát kia, cũng không thôi ám ảnh người đọc về con đường đi tìm những mạch ngầm ẩn giấu trong mỗi con người, mà những kẻ như chúng ta đây, sau khi khép lại trang cuối cùng, vẫn không thể nào nguôi trăn trở...
Nhận định chuyên gia
Nhà văn Trần Nhã Thụy
Một cuốn tiểu thuyết hay của một nhà văn trẻ - một cây bút nữ luôn sống lặng lẽ, khiêm tốn và hết mình với văn chương!
Nhận xét độc giả
Thảo luận