Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Dị Nghị Luận - Đồng Chân Dung gồm có các đề mục sau:
- Bầu trời trong giọt nước
- Mộc Dục Luận
- "Kẻ Sỹ": Cội nguồn cảm hứng sáng tạo & Xuất xứ
- Mơ
- [Ngồ] Ngộ Ngôn Sư
- Đọc Bình Ngô đại cáo (nhân ngày nhà giáo)
- Tú Xương chỉ có... "xướng" và "tu"?
- Vai diễn & Số phận
- "Bán[h]"
- Về [đại] dịch [ma] thuật
- "Tỉu nuận"
- Thơ phụ âm (alliteration) [& tôi]
- "Hình như" Từ Chi
- Hình như có người "cởi áo" trên Cửa Cấm
- Tiếng ngựa hoang...
- V[i]ết mật ngôn trên d[r]a
- Và đã "phải lòng"
- "Quite connects"
- Mai Văn Phấn & công nghệ cách tân thơ
- Trường-ca ca...
- Những mùa thu ám ảnh trong cõi lửng lơ
- Người buông lưới dệt ánh sáng từ hố thẳm [1]
- Cần thêm một dấu hỏi cho độc giả Việt?
- Những góc nhìn luễnh loãng Đông & Tây khi đọc Đỗ Minh Tuấn bên Nabokov & Trang Tử & Muhammad & v.v...
- Đoàn tầu Thống Nhất (hay là "quân tử dĩ hậu đức tải vật"[1])
- Nỗi đau [đáu] của trực giác (hay là tiếng gầm của sư tử)
- Kỷ niệm đầu tiên và lưu niệm cuối cùng với dịch giả Chu Trung Can
- Nhớ Phạm Công Thiện | Quên Henry Miller
- James Joyce: vầng hồng tử đồng cỏ Ireland
- Bài học tiếng Việt mới
Dị chân dung
- A Lịch Sơn (Alexandros Đại Đế)
- Bờm
- Búi Jàng: 1 bó cỏ trời
- Đặng Đình Hưng [the "Dada" Bird]
- Đặng Mậu Lân [the Đađa-ist]
- Einstein & Sai lầm chết người (hay là "hội chứng hoàn hảo/ Chúa toàn năng")
- Gabriel Garcia Márquez
- Gao XingJian
Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook:
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Khoa học xã hội » Nghiên cứu, phê bình văn học
Nhận định chuyên gia
Trần Ngọc Vương
Một cách tiếp cận vừa từ bên trong vừa từ bên ngoài, vừa khoa học vừa nghệ thuật, với tri thức phong phú từ các nền văn hóa khác nhau và hệ phê bình khác lạ nhưng không quên tri thức khu vực truyền thống. Những góc nhìn vừa mới lạ, vừa trẻ trung đối với các tác giả đương đại của văn học Việt Nam.
Nguyễn Bảo Chân
Đọc văn Đặng Thân, có lẽ phải bỏ thói quen dung túng ngôn ngữ chuẩn tắc, mà phải “xuyên” qua cái vỏ của nó, bằng bất cứ giá nào, để thấu tận lõi, phải “sang sông”.
La Khắc Hòa
Đặng Thân là một chủ thể khác; vượt lên trên những chủ thể chấn thương.
Đặng Thân là một vũ trụ khác; vũ trụ vượt ra ngoài mọi cõi buồn vui.
Đặng Thân là một tiếng nói khác; tiếng nói không lẫn vào dàn sắc giọng đám đông.
Đỗ Lai Thúy, “Bầu trời trong giọt nước”
Thoạt nhìn, Dị-nghị-luận|Đồng-chân-dung người ta có cảm tưởng rằng, cuốn sách có hai phần chính, riêng biệt, là nghị-luận và chân-dung, còn chữ đồng, dị chẳng qua chỉ là cái thú chơi chữ, vốn rất rậm rịt, của Đặng Thân.
Nhưng, đọc vào rồi thì thấy hình như không phải như vậy. Dị-nghị-luận, là một thứ nghị luận khác, khác với những gì đã trở thành định kiến, nhất phiến, rắn đặc. Còn đồng-chân-dung thì, tuy viết về một chân dung, nhưng lại cứ lẩn khuất nhiều chân dung, của người khác đã đành, mà còn của chính người đó. Hơn nữa, cắc cớ hơn, nghị luận và chân dung lại hòa trộn vào nhau: trong nghị luận có chân dung, trong chân dung có nghị luận, tạo ra sự bội trùng những mắt lưới giăng mắc vào nhau.
Đó là lối-viết-Đặng-Thân. Một lối viết không triển khai dọc theo chiều liên kết, kế tiếp, mà mở rộng theo chiều lựa chọn bởi những trích dẫn, bình luận ngoại đề, danh ngôn Đông Tây kim cổ, những quy chiếu về thực tại sống sít. Nó làm cho long mạch văn bản cứ tưởng như bị chặt đứt, rời ra thành những mảnh, đoạn. Thế là người đọc ăn sẵn ở ta hoặc tự mình phải nhọc công ghép lấy một con rồng hoàn chỉnh cho mình, hoặc cứ để cho hình tượng long ẩn tự hình thành ở mỗi mảnh đoạn. Như vậy, ở lối viết này, bầu trời với tư cách là cái tổng thể, không nằm ở đại dương mà trong giọt nước.
Mỗi chân-dung-nghị-luận hoặc nghị-luận-chân-dung của Đặng Thân là một giọt nước. Nhưng được viết với lối đặc tả. Nghĩa là, tóm lấy một điểm cốt yếu, miêu tả và diễn giải nó ra. Thế là hình thành một lịch sử chân dung. Mà mỗi chân dung thì có một lịch sử riêng. Cả cuốn sách, vì thế, là những lịch sử, lịch sử số nhiều. Các lịch sử này vừa tồn tại song song, vừa xoắn luyến vào nhau tạo thành một thế giới đa chiều kích, đa giọng điệu. Nó là một cái nhìn khác của Đặng Thân so với 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], nhưng lại là một diễn giải cùng cho thứ chân-dung-đồng-dị-Đặng-Thân.
Tuy vậy, quyển sách của Đặng Thân không kén đọc, mà là một cuốn sách cho mọi người. Bởi lẽ, ai cũng tìm thấy trong sách một điều gì đấy của mình và cho mình. Hay, ít nhất, nó cũng hấp dẫn người ta ở một văn phong độc đáo, sôi nổi và ít nhiều khiêu khích.
Nhận xét độc giả
Thảo luận