Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Jurus – một gã nhà văn “thở bằng rượu”, với một cuộc sống lấy quán rượu làm nhà và lấy rượu làm nguồn sống.
Mười tám lần cai nghiện tại Trung tâm cai nghiện rượu với việc sử dụng dược phẩm, các liệu pháp tâm lý như viết nhật ký cảm xúc, thực chất là những lời tự thú về chứng nghiện rượu, rồi đem đọc cho nhau nghe hàng ngày không thể làm Jurus chừa rượu, mà dường như sau mỗi lần bước ra từ trung tâm cai nghiện, Jurus càng đắm vào thế giới của rượu sâu hơn.
Nhưng, mọi chuyện dường như đổi khác khi Jurus gặp Alberta Lulai – nữ nhà thơ, người đàn bà mặc váy màu vàng, sau này là áo màu đen. Lulai trở thành nguồn sống mới của Jurus và “cải tạo” cuộc sống bê tha của anh thành một cuộc đời mới, đáng sống đến kinh ngạc, có lẽ còn hơn tất cả mọi sự kinh ngạc trên đời.
Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn,Phương Nam Book
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 1.95MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Văn học nước ngoài » Tiểu thuyết đương đại
Đánh giá của KOMO
Một anh chàng xuất thân từ một gia đình uống rượu truyền đời, liệu có thể có một cuộc sống không dính dáng gì đến nó?
Jurus, dễ hiểu thôi, cũng là con nghiện, nghiện nặng, đến nỗi người ta có thể nghĩ rằng rượu chính là máu thịt của Jurus. Mười tám lần bước ra từ trung tâm cai nghiện rượu nhưng rất nhanh sau đó lại trở vào chứng tỏ việc cai rượu hoàn toàn đối với Jurus là một hi vọng còn viễn vông hơn việc người ta có thể chỉ sống bằng không khí mà không cần đến gì khác.
Sau mỗi lần cai nghiện “tạm cho là thành công” của Jurus, vừa được ra viện, Jurus lại lê người đến quán rượu Dưới cánh Thiên thần Rượu và rồi lại trở về nhà với sự ngỡ ngàng về sự bẩn thỉu, lộn xộn trong căn nhà do mình gây ra sau mỗi lần say xỉn mà cứ ngỡ như có kẻ đã đến ở và phá phách nhà mình khi anh vắng nhà.
Đã có lúc Jurus tính rằng, với lượng rượu khổng lồ mà anh ta đã đổ vào trong bụng mình trong vòng hai chục năm qua, thì chỉ còn thiếu năm chai rượu nữa thôi là đủ lượng độc tố để thần chết lôi anh về nơi chín suối, thậm chí không cần đến năm mà chỉ cần ba chai. Tất cả đã chứng tỏ, việc Jurus cai rượu hoàn toàn chính là điều viển vông nhất trong cuộc đời anh ta. Thế nhưng, điều không thể đó cuối cùng cũng đã đến, khi Jurus gặp nữ nhà thơ Alberta Lulai. Người đàn bà mặc váy màu vàng, sau này là áo màu đen ấy, đã cứu nhà văn thoát khỏi vũng bùn nghiện ngập. Alberta Lulai trở thàn thiên thần, cứu tinh của Jurus.
Với lối viết chân thật, Jerzy Pilch đã miêu tả một cách trung thành và tỉ mỉ trên giấy những suy tư, trăn trở, những dằn vặt, đau khổ của những người nghiện rượu và thế giới ngập ngụa trong men say của họ như là một cuốn tự truyện viết cho chính mình, vì mình mà sáng tác. Viết về đề tài rượu, thường cái kết cục phần nhiều là bi đát, nhưng Dưới cánh Thiên thần Rượu lại có một cái kết lạc quan, có hậu. Chính điều đó khiến người ta nghĩ tới một chức năng mới của văn học, chức năng chữa trị. Phải chăng văn học là một liệu pháp? Hay, có một bộ môn gọi là Bộ môn tiểu thuyết trị liệu?
Bằng việc xây dựng hẳn một thiên tiểu thuyết về quá trình từ uống rượu, nghiện rượu đến cai rượu, thông qua thủ pháp đồng hiện, hư hư thực thực, quá khứ và hiện tại, tỉnh – thức, mê – thực đan xenvới ngòi bút điêu luyện và sắc sảo của mình Pilch đã kể lại cho độc giả câu chuyện về vấn đề xã hội nóng bỏng bằng tấm lòng nhân văn nhất!
Nhận định chuyên gia
Maria Janion - Chủ tịch Hội đồng giám khảo Giải thưởng Nike
Maria Janion - Chủ tịch Hội đJerzy Pilch kế thừa một cách tài tình dòng tiểu thuyết viết về rượu của văn học Ba Lan, ông đã cho thấy ông xây dựng nhân vật nghiện rượu mà ông là nguyên mẫu y như ông tự kể về mình như thế nào. Tiểu thuyết của Jerzy Pilch là minh chứng của niềm tin vào văn học. Tiểu thuyết của ông mở ra ý tưởng về chức năng mới của văn học. Tiểu thuyết của ông mở ra ý tưởng về chức năng mới của văn học, chức năng nhận thức và chữa trị.ồng giám khảo Giải thưởng Nike.
Montmorency
Không thể tìm trong văn học Ba Lan, thậm chí cả văn học thế giới một tác phẩm tương tự. Dù đó là “Maxcova – Petuski”, một tác phẩm nổi tiếng về rượu của Wieniedikt Jerofiejew, nhà văn – nhà thơ Nga; dù đó là “Dưới chân núi lửa”, một tiểu thuyết lừng danh về rượu của Malcolm Lowry, nhà văn Anh; hoặc tiểu thuyết “Dây thòng lọng” của Marek Hlasko, nhà văn Ba Lan. Mỗi nhà văn nói trên viết tác phẩm theo bút pháp và văn phong của mình, nhưng đều tải cùng một thông điệp: lao vào chứng nghiện rượu chẳng khác gì cuộc ra đi không có ngày về. Tuy nhiên, tiểu thuyết Dưới cánh thiên thần rượu của Pilch đã cho thấy, không nhất thiết kết cục phải bi thảm như vậy, và có lẽ giá trị của tác phẩm còn là ở đó nữa.
Ollena
Jerzy Pilch viết về một đề tài cực kỳ quan trọng: chứng nghiện rượu. Ông viết: sống không có rượu người ta khốn khổ như thế nào, và sống chung với rượu người ta khốn khổ như thế nào. Ông cũng viết rằng, có thể cai rượu thành công. Tình yêu khả dĩ là thứ thuốc công hiệu cho việc này.
Lê Bá Thự
Có lẽ tác giả của Dưới cánh Thiên thần Rượu muốn cho thấy sức mạnh của tình yêu, cái có thể biến điều không thể thành có thể. (…)Đây là một thiên tiểu thuyết viết khá chân thật và rất thực tế, bất kể ngoa ngôn, bốc đồng và những lời mê sảng của nhân vật. Pilch đã miêu tả một cách trung thành trên giấy những suy tư, trăn trở, những dằn vặt, đau khổ của người nghiện rượu và thế giới bé nhỏ của họ.
Nhận xét độc giả
Thảo luận