Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Những con đường mang tên đừng có nhớ của Tùng Leo là một tập tản văn về Sài Gòn, về những cảm xúc tình yêu vẫn hằng chất chứa nhiều nỗi nhớ trong anh. Anh cho người đọc cảm nhận rõ rệt rằng: Sài Gòn không chỉ là nơi đến, không chỉ là nơi ở, Sài Gòn là nhân chứng cho cuộc tình ta. Nơi có những góc phố, con đường, hàng quà... nhắc ta nhớ về nhau với một vùng trời kỉ niệm.
Tập sách gồm 22 tản văn với những đề mục như sau:
- Những con đường mang tên “đừng có nhớ”
- Hằng năm sau, cứ tưởng còn nguyên…
- Cất yêu thương vào năm tháng
- Từ Saigon đến Paris
- Buổi chiều trên sông Seine
- Những chờ mong của đôi ta
- Ra bờ sông đứng khóc
- Những cơn mơ ngày khác
- Sài Gòn bao nhiêu đèn đỏ?
- Nếu trốn chạy sự thật, di trá được bao lâu?
- Riêng
- Cuộc đời là những chuyến đi
- Gửi Wanbi Tuấn Anh
- Nhớ em
- Sống là chọn và những dòng suy ngẫm
- Áo dài ơi, nhớ gì
- Tự mình căn dặn lấy mình… để qua
- “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”…
- Vẻ đẹp của sự cô độc
- Thế này nhé
- Sau chia tay
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 3.82MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Văn học Việt Nam » Truyện ngắn, tản văn
Đánh giá của KOMO
Người ta có hai cách chính để trốn chạy khỏi những nỗi đau tình.
Một là trốn vào tim người khác. Để người khác nhanh chóng bước vào tim mình, lấn át dần hình ảnh cũ vẫn cứ tràn đầy thương yêu kèm những day dứt khôn nguôi trong đó.
Hai là trốn khỏi nơi ta đã từng yêu ai đó một cách đã-từng-như không thể nào dừng lại được...
Giống như cảm giác ta chạy trốn mắt mình khỏi những con đường trong thành phố với toàn là kỉ niệm. Đó là những con đường mang tên “đừng có nhớ”...
Những con đường quen thuộc. Qua lại vài lần là đã thuộc làu tên. Thỉnh thoảng, người ta lại gọi tên những con đường theo những đặc trưng dễ nhận biết, như đường Bờ kè, đường Sân bay, đường Cá viên chiên, dốc Sương mù... Có cả hẻm hủ tíu gõ, hẻm mẫu giáo, hẻm vá xe... Nhưng có rất nhiều con đường, góc phố, khu hẻm khác nhau nhưng cùng được gọi là “đừng có nhớ!”
“Đừng có nhớ” hẳn là nơi đã quá nhiều kỉ niệm. Như con đường yên tĩnh vừa khuất sau những náo nhiệt ồn ào ngoài kia, vàng ươm ánh đèn và những bóng râm từ lá cành hắt xuống như hoa của nắng. Đường rẽ vào nhà người yêu, đã biết bao lần đứng chờ của những buổi hẹn hò lúc dạo đầu, đến trở thành quen thân sau bao mùa mưa nắng thương yêu ấm áp. Cũng vẫn chỉ là con đường ấy, bao năm đi qua, có ai thấy nhớ nhung gì đâu. Sao giờ cứ phải gọi là “đừng có nhớ”...
“Đừng có nhớ” hẳn không phải là nơi đau đớn nhất, nhưng nếu nhìn thấy thì có thể sẽ thành nơi có thể bật khóc mà không hiểu tại sao, không thể nào kiềm lại được. Có ai từng chia tay mà nhớ được con đường đâu, vì lúc đó nước mắt và tiếng nấc nghẹn cố kìm giữ đã làm mộng mị hết rồi. Vậy mà, đấy... khi đi ngang, lại nhớ con đường này, ngày chia tay, sao lại buồn không cầm lòng được... Tập tản văn này của Tùng Leo mang đến cho người đọc những nỗi buồn nhẹ nhàng như thế. Buồn nhưng không bi lụy.
Nhận định chuyên gia
Nhà thơ Ngô Thị Hạnh
Sài Gòn bé vậy, sao tìm mãi chẳng ra nhau! - Tìm Nhau Giữa Sài Gòn còn có chút gì hờn dỗi, trách cứ, gượng gạo nhìn, gượng gạo xa, những trăn trở chưa định hình đớn đau hay hạnh phúc. Thì ở Sài Gòn toàn nỗi nhớ, làm sao có thể quên nhau! - Những Con Đường Mang Tên Đừng Có Nhớ đầy ắp yêu thương, đủ khát khao để biết thế nào là đau khổ, đủ dằn vặt bản thân để biết tha thứ cho người khác, đủ cô đơn để nói lên những lời trung thực tự đáy tim mình...
Những ly rượu tình hoang hoải ở Paris, hương ngọc lan mong manh nơi góc phố Sài Gòn, chút suy ngẫm về cuộc đời sau những chuyến đi... nhẹ nhàng mà thẳm sâu. Ta chợt nhận ra, ý nghĩa cuộc đời chính là ở nơi đây: hạnh phúc tột cùng rồi đớn đau để trưởng thành hơn nữa; những cuộc chia ly buồn mà thôi bi lụy; ta đã biết bình thản đón nhận dù là những giông bão cuộc đời.
"Đừng có nhớ" thấm đậm chất si mê, ngọt ngào của tình yêu thời tuổi trẻ, và chỉ có người trẻ mới nói được như thế về mình, nồng nàn những tình và tứ.
Nhận xét độc giả
Thảo luận