Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Câu chuyện lạ thường về 8 năm trời bị đày đọa và lạm dụng...
...Và ý chí kiên cường đã giúp cô gái thoát khỏi ngục tù trong lành lặn.
Ngày 2/3/1998, cô bé 10 tuổi Natascha Kampusch đã bị một người lạ mặt bắt cóc ngay trên đường phố Vienna và tống lên một chiếc xe thùng màu trắng. Vài giờ sau, cô thấy mình đang nằm trên sàn nhà của một căn hầm lạnh lẽo, bị cuộn trong chăn. Năm 2006, Natascha trốn thoát khỏi nơi giam cầm, kết thúc một trong những vụ bắt cóc dài nhất trong lịch sử hiện đại, tuổi thơ của cô đã trôi qua
Trong Ác mộng 3.096 ngày, Natascha lần đầu tiên kể lại câu chuyện chấn động của mình: những năm tháng tuổi thơ trắc trở, câu chuyện đã diễn ra vào buổi sáng định mệnh ấy khi cô đang trên đường đến trường, cuộc giam cầm đằng đẵng trong căn hầm năm mét vuông, sự lạm dụng về thể xác và tinh thần mà kẻ bắt cóc - Wolfgang Priklopil - đã gây ra cho cô.
Ác mộng 3.096 ngày là câu chuyện phi thường về sự chiến thắng của ý chí con người. Câu chuyện kể lại những gì mà cô gái đã làm, trong một tình cảnh tuyệt vọng đến cùng cực, để tác động đến kẻ bắt cóc mình. Và làm thế nào, trong tình thế trứng chọi đá, cô gái đã thoát ra để trở về với cuộc đời trong một tinh thần vững chãi.
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 0.65MB
Đánh giá của KOMO
Một kết thúc có hậu xứng đáng đã đến với Natascha. Thậm chí, điều còn tuyệt vời hơn là vào năm 2010, ở độ tuổi 22, Natascha đã tốt nghiệp đại học. Đối với, một cô gái không nhận được sự giáo dục chính qui nào từ năm 10 đến 18 tuổi, đó là một thành tích đáng kinh ngạc. Làm sao cô có thể làm được việc ấy? Câu trả lời nằm trong cuốn sách này.
Natascha Kampusch là một cô gái người Áo sinh ra trong gia đình không có hạnh phúc trọn vẹn. Cha cô tiêu tiền như nước và mẹ cô phải đối mặt với việc làm thế nào để gia đình có đủ tiền sống, chi trả nổi những hóa đơn dồn dập. Đôi lúc áp lực trong cuộc sống khiến bà trút giận lên con gái mình. Chẳng may là Natascha lại tìm kiếm sự an ủi trong thức ăn đến nỗi cô trở thành một cô bé thừa cân quá mức. Cuộc sống của cô có lẽ không thể gọi là lí tưởng nhưng ít nhất vẫn còn nằm trong chuẩn mực bình thường. Tất cả mọi thứ đều thay đổi khi Natascha 10 tuổi và bị bắt cóc. Điều trớ trêu là ngay ngày bị bắt cóc cũng là ngày đầu tiên cô đến trường một mình. Mẹ cô luôn bảo vệ cô quá mức và Natascha muốn, cần cảm giác độc lập nhưng bất hạnh thay, cô đã chọn nhầm ngày. Cô không biết rằng chỉ một quyết định nhỏ đó đã khiến cô phải chịu đựng nhiều năm trời bị nhốt trong căn hầm bí mật.
Nếu như có bao giờ người ta đặt câu hỏi nghi vấn về chức năng của văn học thiếu nhi, có lẽ câu chuyện về Natascha Kampusch là một trong những bằng chứng hùng hồn nhất. Những người bạn đồng hành duy nhất mà Kampusch tin tưởng trong suốt thời gian tù ngục dài, nghiệt ngã trong căn hầm chính là những cuốn sách: Robinson Crusoe, Treasure Island, Tom Sawyer, The Jungle Book và Alice in Wonderland – những cuốn sách được kẻ bắt giam mang đến cho cô.
“Phương tiện quan trọng nhất mà tôi được tùy ý sử dụng để chống lại sự nhàm chán và giữ cho mình không bị điên chính là những cuốn sách,” cô viết về kí ức của mình trong những ngày giam cầm qua Ác mộng 3096 ngày như thế. Và rồi một ngày Kampusch được tự do sau khi bị đánh đập, bỏ đói, sau tám năm không được nhìn thấy hoàng hôn và bình minh, cô giống như một cánh bướm đến thời kì bung mình ra khỏi vỏ kén. Tự truyện của cô là một bằng chứng cho thấy sức mạnh lớn lao của trí tưởng tượng trong hoàn cảnh người ta phải đối mặt với khoảng thời gian khắc nghiệt kinh khủng nhất. Người ta có thể thấy Kampusch giống như cô bé quàng khăn đỏ, bị mất tích khi mặc áo khoác đỏ trên chuyến đi bộ đầu tiên đến trường, bị bắt để làm thú tiêu khiển cho người đàn ông có tên là Wolfgang; thế nhưng quyển tự truyện lại cho thấy cô giống một Robinson Crusoe hơn, một người có tài xoay sở khi trôi nổi trên hòn đảo của sự điên loạn. Giống như nhân vật của Defoe, dù thường xuyên sợ hãi và đau khổ, cô vẫn vững vàng đặt kế hoạch tiến về phía trước.
Do tự đọc sách, tự học, tự viết trong khoảng thời bị giam cầm, dù Kampusch mất đến 8 năm thời gian giáo dục quan trọng nhất của một đời người nhưng cô vẫn khiến nhiều người đọc bất ngờ bởi kĩ năng viết, kể chuyện tài tình. Câu chuyện của Kampusch vừa truyền thông điệp về lòng dũng cảm, vừa như một bài ca buồn về những cuộc đời hoang vắng bị bỏ rơi. Điều này khiến cô trở nên khác biệt với những nạn nhân bị bắt cóc và viết lại tự truyện khác như Elizabeth Smart hay Jaycee Lee Dugard, cách thuật lại câu chuyện của họ thiếu sức thuyết phục vì kĩ năng viết còn non kém – điều mà độc giả hoàn toàn chấp nhận được bởi họ không phải là người viết chuyên nghiệp. Thế nhưng, Kampusch viết không chỉ có bản sắc riêng mà cô còn viết như một nhà tâm lí học, cô không chỉ kể lại câu chuyện mình bị giam cầm và hành hạ thế nào mà còn vừa viết vừa tự phân tích tâm lí của mình, của cả kẻ bắt cóc. Vì thế, cuốn sách cũng trở thành một nguồn tư liệu nghiên cứu hữu ích cho những học giả, những ai quan tâm đến lĩnh vực tâm lí học, đặc biệt là tâm lí học về tội phạm và nạn nhân. Cô bình tĩnh nhớ lại không chỉ những chiêu trò bạo hành của tên bắt cóc như cách hắn nhấn mạnh với cô rằng hắn là người tử tế nhất so với những tên đầu gấu dữ tợn bên ngoài, đồng thời cô còn cho độc giả nếm trải những thứ tưởng tượng như trong một cơn ác mộng luôn đeo bám tâm trí cô. Những vấn đề bạo lực, bỏ đói, đe dọa, mất cảm giác… được Kampusch mô tả như cách làm sao để cô thích ứng “bằng trực giác” những “phong tục” mới này khi mình đang ở trong một đất nước xa lạ.
Trước khi bị bắt cóc, cô gái nghèo khổ nhỏ bé này đã từng ước mơ trở thành một diễn viên, cô say sưa với loạt phim truyền hình về những thiếu nữ bị mất tích ở Áo. Và câu chuyện đời cô đã chạm đến điểm đối ngược hoàn toàn với bộ phim truyền hình ấy: cô bị bắt cóc khi còn là một đứa trẻ - tình huống hiếm khi xảy ra ở đất nước cô, và trốn thoát khi đã trưởng thành.
Sau khi được tự do, sự tức giận của cô lại hướng về những người bị sốc trước mong muốn nói về kẻ bắt cóc mình của cô. Cô khẳng định hắn là một người quan trọng với mình. Rằng hắn không phải là tên ác quỷ, hắn chỉ là một gã đàn ông đáng thương. Đó cũng là một điều khiến độc giả ấn tượng về Ác mộng 3096 ngày của Kampusch: sự thấu hiểu sâu sắc cô dành cho Priklopil từ con người hắn và căn bệnh tâm thần hắn mắc phải cho đến mối quan hệ bất thường giữa hắn và mẹ. Dần dần, người ta nhận ra sau tất cả những gì hắn đã làm với cô, cô vẫn có một sự kết nối đặc biệt với hắn, và làm sao mà điều đó lại không thể xảy ra được khi hắn đã từng là người duy nhất trong cuộc đời cô, người duy nhất cô nói chuyện và có sự tương tác trong khoảng thời gian 8 năm rưỡi? Điều ấy cũng chính là thứ khiến cô nhận ra hắn chỉ là một con người phức tạp vừa có mặt tử tế, dễ bị tổn thương đồng thời cũng có những mặt u tối đáng sợ luôn vây quanh làm rối loạn cuộc sống của hắn. Nhưng như cô đã từng nói, những đứa trẻ bị đối xử tệ bạc, bị hành hạ bởi cha mẹ và người giám hộ rốt cuộc vẫn luôn yêu họ. Có lẽ đó cũng là những cảm xúc cô dành cho Priklopil, có lẽ đó cũng là lí do vì sao cô khóc khi biết hắn đã buông mình dưới đoàn tàu hỏa để tự sát sau khi cô trốn thoát.
Cô không chấp nhận việc mọi người nói mình mắc Hội chứng Stockholm – một hội chứng mà giới tâm lí dùng để nói về sự thông cảm của nạn nhân dành cho người bắt cóc mình. Cô cho rằng việc dán nhãn như vậy đã làm đơn giản hóa quá mức mối quan hệ phức tạp giữa cô và Priklopil. Trong Ác mộng 3096 ngày, độc giả có thể thấy được sự cố gắng nghiên cứu tâm lí, phân tích, suy xét về những tháng ngày gian khó, những cảm xúc khi ấy của cô gái trẻ này cả sau khi cô tự do. Thay vì cố gắng quên đi 8 năm đó, cô đã nỗ lực hết sức có thể để tìm ra ý nghĩa cho tội ác tưởng chừng như phi lí mà cô là nạn nhân phải gánh chịu. Và cô tìm ra được kết luận rằng dù thế nào, xã hội cũng cần những con quái vật vì: “Cần có hình ảnh về những căn hầm giam để không còn phải thấy nhiều gia đình mà sự bạo lực ẩn đằng sau những cái đầu bảo thủ, trưởng giả.” Với Ác mộng 3096 ngày, người đọc sẽ phải một lần nữa suy nghĩ về cái gọi là trắng, đen, thiện, ác… Mọi thứ đều khó có thể tách biệt rạch ròi. Tất cả đan xen lẫn nhau tạo nên cuộc sống. Đó cũng là sự nhìn nhận lí tính khách quan thật đáng quí, công tâm của cô gái dũng cảm Natascha Kampusch.
Nhận định chuyên gia
The Independent
Vấn đề của báo chí, và của độc giả có lẽ nằm ở việc Kampusch là một cô gái trẻ thông minh và phức tạp với một câu chuyện rối rắm cần được kể ra.
Nhận xét nổi bật
Aomori Masato
An intelligent Aquarius girl with warm heart