Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Vào giữa năm 2004, có một tập hồi ký cá nhân đã thu hút sự chú ý của nhiều người ngay từ khi sách còn đang là bản thảo thô gửi đến nhà xuất bản và khi một vài chương của bản thảo được bạn bè yêu quý giới thiệu trước trên mặt báo.
Đó là tập Hồi ký không tên của nhà báo Lý Quí Chung, nhà bình luận thể thao sắc sảo Chánh Trinh. Tên tựa sách là Hồi ký không tên nhưng theo nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng, trong lời giới thiệu cho tập sách, thì “không tên” nhưng vẫn “có tên” bởi mọi hồi ký đều do một người, một nhóm người nhớ lại và ghi chép những gì mà đời mình đã trải qua kèm theo những suy nghĩ về thế sự, nhân tình và cả những tâm sự riêng tư rất đỗi xúc động. Không ít trong số những cái “tên” ấy đã trôi theo dòng chảy của năm tháng, đã hóa thân vào các sự kiện lịch sử và mãi mãi chỉ tồn tại trong ký ức của người còn sống...
Nhà xuất bản: Phương Nam Book,NXB Thời Đại,DT Books
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 7.67MB
Đánh giá của KOMO
Chiến tranh!
Nỗi ám ảnh dai dẳng và kinh hoàng của dân tộc Việt Nam trong suốt lịch sử dựng xây và phát triển đất nước từ ngàn xưa.
Là vết thương có thể không ngừng lở loét, ưng mủ, chẳng bao giờ lên da non đối với số phận mỗi con người, mỗi gia đình.
Hồi ký không tên của nhà báo Lý Quí Chung chính là một góc nhìn về số phận cá nhân và gia đình của tác giả trong giai đoạn trước Thống nhất 1975 như thế!
Lý Quí Chung (còn được biết tới với bút danh Chánh Trinh) là một nhà báo lão luyện, một chủ bút độc lập quả cảm, đồng thời lại là một dân biểu, một dân biểu của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, sớm lựa chọn con đường đối lập với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ở nghị trường miền Nam trước 1975. Với vị trí và thân phận đặc biệt, bên cạnh chuyện đời tư, chuyện gia đình, ông đã có dịp nhìn thằng ,nhìn sâu vào hậu trường bộ máy chế độ chính trị của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 (chủ yếu từ những năm 1960 tới 1975). Quan trọng hơn cả, qua Hồi ký, ông đã cho thấy sự đóng góp không nhỏ của nhiều thành phần người Việt yêu nước dẫn tới ngày Thống nhất đất nước trọn niềm vui 30/4/1975, bên cạnh sự lãnh đạo chiến đấu của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Dù độc giả có thể chưa từng đặt chân tới miền Nam, tới Sài Gòn trước 1975.
Dù có thể lớp hậu sinh chưa sống qua hoàn cảnh đất nước chia đôi, ngăn bởi dòng sông bạc hai màu.
Thông qua Hồi ký không tên, ít nhiều sẽ nhận thức được bức tranh nhiều màu sống động của một hoàn cảnh chính trị đặc biệt lúc đó qua điểm nhìn của một nhà báo, trí thức yêu nước, một dân biểu đứng giữa ‘giao điểm’ của dòng chảy lịch sử.
Như trong lời nói đầu của Nhà xuất bản, Hồi ký không phải là biên niên sử mà thể hiện góc nhìn, một đoạn ký ức mang tính chủ quan của một cá nhân. Thế nên, rất cần sự tôn trọng và đón nhận rộng mở của quý độc giả với những phân tích, luận điểm đánh giá của cá nhân tác giả. Điều đáng trân quý nhất ở Hồi ký không tên của nhà báo Lý Quí Chung chính là tái hiện một giai đoạn lịch sử đặc biệt, gắn liền với vận mệnh của đất nước, của dân tộc. Một thời để nhớ - để quên…
Nhận định chuyên gia
Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng
Tập hồi ký có mặt rất nhiều tên mà tôi hiểu tác giả chọn tên cho tập hồi ký này đã hàm ý khái quát “số thành” những cái tên được thể hiện trong dòng chảy của năm tháng, những cái tên hóa thân vào sự kiện, mà không ít sự kiện nằm trong quá trình chuyển động dữ dội của Sài Gòn và miền Nam Việt Nam, đặc biệt 15 năm (1960 - 1975), đất nước ta đối mặt với Mỹ, đối mặt trên chính trường, trên chiến trường...
Nhận xét độc giả
Thảo luận